Góc nhìn Bát quái: Y Phương - một con đường

XUÂN CANG |

Y Phương và tôi ngồi cạnh nhau trong một đại hội nhà văn từ đầu năm 80 thế kỷ trước. Chúng tôi hỏi tên nhau và bắt tay nhau. Từ đó thân nhau. Khi biết tôi theo đuổi môn toán Hà Lạc anh mạnh bạo nhờ tôi xem số. “Em sinh vào buổi trưa, mẹ em nói thế”. “Cuộc đời em là một câu hỏi lớn”.

“Em đã tìm cách giải đáp trong rất nhiều bài thơ, nhưng hình như không tìm thấy câu trả lời”. Nhà thơ, người dân tộc Tày, quê Trùng Khánh - Cao Bằng, nơi chỉ thấy núi và trời, nói với tôi như thế. Đến lượt tôi, thử làm bài cho anh, cũng không trả lời được và còn nợ anh đến tận hôm nay. Là vì anh được quẻ giời cho Thiên Địa Bĩ, nguyên đường hào 1. Bĩ là bế tắc, không thông suốt. Trên là quẻ Càn tượng là trời. Dưới là quẻ Khôn, tượng là đất. Càn quẻ dương, hướng đi lên. Khôn quẻ âm, hướng đi xuống. Càn khôn âm dương không gặp nhau nên bế tắc, gọi là Bĩ. Lại gặp hào 1: Bĩ về thời thế, hào 1 bĩ chủ về vị thế trong xã hội. Không còn gì để nói về sự tốt lành. Thế nhưng khi chúng tôi gặp nhau, Y Phương đã là một nhà thơ nổi tiếng. Anh đã đi một con đường thế nào để thoát cái bĩ cùng cực và vươn lên. Đó là câu hỏi tôi chưa trả lời được. Cả Y Phương nữa, anh đã từng thú nhận với bạn đọc: Hồi còn nhỏ, tôi là con người rất đỗi cô đơn và không may mắn. Lúc đi học, tôi thường bị thầy dạy văn chê trách về thói lơ là trong nghe giảng, lười biếng trong ôn tập. Các bài văn do tôi làm đều bị thầy phê sáo rỗng và cho điểm kém. Từ đó tôi có ác cảm đối với thầy dạy văn và ghét luôn môn học. (Tổng tập Nhà văn quân đội, tập 2, trang 251). Anh bắt đầu làm thơ trên báo tường của đơn vị quân đội. Đó là việc không tránh được. “Ai cũng phải viết”. Thế mà thành văn chương lúc nào không hay. Y Phương đã tự tìm ra một con đường, theo tôi có thể giúp ích cho các bạn trẻ thời nay. Ấy là khi anh làm bài thơ về con chim sẻ: “Ơ kìa chim sẻ/ Nằm lăn ra đất/ Con chim sẻ chết/ Nhưng/ Khi ta đến gần/ Chim sẻ vụt bay/ A ha! Cuộc đời này” (Chim sẻ). Tôi hiểu đó là bài thơ triết lý bắt nguồn từ cuộc đời nhà thơ. Có một tiếng nói từ mệnh giời mách bảo: Anh hãy đi từ đất. Bài “Nhớ đá” của anh ôn lại một thời anh gắn bó với đá và bắt đầu từ đá mà đi lên: “Ta đi lâu quá rồi/ Vẫn còn nhớ mùi thơm của đá/ Vẫn còn thấy những bà già/ Lờ mờ từ lòng núi nhô ra/ Vẫn còn nghe tiếng út ò xa xa/ mang màu rơm tròn căng cục kịch về nhà/ Hình đá không hề quên/ Lởm chởm những nanh những vuốt/ Cạnh nào cũng sắc/ Mặt nào cũng hốc hác/ Hòn nào cũng vêu vao/ Ta đi lâu quá rồi/ Yêu đá ta nằm/ Và đôi khi lăn lăn/ Nhích từng phân từng ly/ Đến những nơi cần đến/ Gặp những người cần gặp/ Học theo đá nên ta sống thật/ Ta đi lâu quá rồi/ Nhìn thấy đá là ta ùa tới/ Đá găm vào ta/ Nhức buốt/ Nỗi niềm”. Còn đây là trời, trong một thời Thiên Địa Bĩ. Trời gây cho anh những bế tắc, không thông suốt, nhưng trời ở đây gần gũi xiết bao, vừa rõ ràng vừa bí hiểm xiết bao: “Anh yêu em nhưng em không yêu anh/ Thôi đành vậy/ Người không thấy thì trời thấy/ Em dửng dưng bước qua/ Em khinh khỉnh bước qua/ Em cau có giậm chân quay ngoắt/ Thôi đành vậy/ Người không thấy thì trời thấy/ Em kiêu kỳ/ Em đỏng đảnh làm sao/ Không một chàng trai nào làm em run rẩy/ Thôi đành vậy/ Người không thấy thì trời thấy/ Hôm nay nghe tin em/ Tóc bạc da mồi/ Vẫn nằm một mình/ Trời thấy sao trời không nói!” (Trời thấy). Còn đây là bài thơ có cả trời và đất, khi anh đã bắt đầu thoát bĩ: “Con là con trai của mẹ/ Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ/ Ba mươi tuổi từ mặt trận về/ Vội vàng cưới vợ/ Ba mốt tuổi tập tành nhà cửa/ Rào miếng vườn trồng cây rau/ Hạnh phúc xinh xinh nho nhỏ ban đầu/ Như mặt trời mới nhô ra khỏi núi/ Con là con trai của mẹ/ Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ/ Mang trong người cơn sốt cao nguyên/ Mang trong mình vết thương/ Ơn cây cỏ quê nhà/ Chữa cho con lành lặn/ Con là con trai của mẹ/ Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ/ Lần đầu tiên ôm tiếng khóc lên ba/ Lần đầu tiên sông núi gọi ông bà/ Lần đầu tiên nhóm lửa trên mặt nước/ Lần đầu tiên sứ sành rạn nứt/ Lần đầu tiên ý nghĩ khôn lên/ Ý nghĩ khôn lên nỗi buồn thấm tháp/ Bàn chân từng đạp bằng đá sắc/ Trở về làng bập bẹ bước đầu tiên/ Ơi cái làng của mẹ sinh con/ Có ngôi nhà xây bằng đá hộc/ Có con đường trâu bò vàng đen đi kìn kịt/ Có niềm vui lúa chín tràn trề/ Có tình yêu tan tành tiếng thác/ Vang lên trời/ Vọng xuống đất/ Cái tên làng Hiếu Lễ của con” (Tên làng). Câu thơ hay nhất trong bài, khái quát cả một con đường thơ, cuộc đời thơ đi từ cái bĩ đến cái thần của bĩ là: “Bàn chân từng đạp bằng đá sắc/ Trở về làng bập bẹ bước đầu tiên”.

XUÂN CANG
TIN LIÊN QUAN

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Cựu Chủ tịch FLC và 2 em gái xin giảm án

Việt Dũng |

Trong số 25 người kháng cáo, ông Trịnh Văn Quyết - cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC và em gái đều xin giảm nhẹ hình phạt và giảm trách nhiệm dân sự.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Giá vé máy bay Tết 2025 tăng, đắt nhất gần bằng 1 chỉ vàng

Chí Long |

Trước Tết Âm lịch vài tháng, giá vé máy bay nội địa dịp Tết có xu hướng tăng trung bình khoảng 5-8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bắc Ninh bắt kẻ chống đối xử lý vi phạm môi trường Phong Khê

Trần Tuấn |

Công an TP Bắc Ninh đã bắt khẩn cấp kẻ có hành vi chống đối xử lý vi phạm môi trường ở phường Phong Khê.

Bão số 5 Krathon rất mạnh, duy trì cấp siêu bão 24 giờ tới

AN AN |

Trong 24 giờ tới, bão số 5 Krathon vẫn duy trì sức gió mạnh cấp 16 giật trên cấp 17.

Ngư dân Quảng Ngãi nhập viện sau chuyến biển kinh hoàng

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Tàu cá của ngư dân hành nghề ở quần đảo Hoàng Sa nghi bị lực lượng nước ngoài tấn công khiến nhiều người bị thương nặng, phải nhập viện điều trị.