Khung cửa tư pháp

Ngân hàng thế sự…

LUẬT SƯ PHAN TRUNG HOÀI |

Trong phiên toà sơ thẩm xét xử một vụ đại án gần đây, tôi có đặt vấn đề vì sao Nhà nước không để cho ngân hàng hoạt động yếu kém, bị âm vốn chủ sở hữu và lỗ luỹ kế đặc biệt lớn được thực hiện thủ tục phá sản theo Luật Phá sản, mà lại quyết định mua bắt buộc toàn bộ cổ phần bằng “0” đồng và chuyển đổi thành Ngân hàng Thương mại TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu?

Câu hỏi đó chưa được tranh luận, làm rõ đến tận cùng tại phiên toà, nhưng cách đây gần hai tuần, phát biểu tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội vào sáng 22.10.2016, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định, Chính phủ sẽ quyết liệt trong tái cơ cấu kinh tế, không cứu vớt các ngân hàng, doanh nghiệp yếu kém. Ông nhấn mạnh: “Chính phủ cũng đề xuất giải pháp mạnh hơn là thí điểm cho phá sản ngân hàng, tổ chức tín dụng yếu kém. Chúng ta bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, đồng thời không để xảy ra hiệu ứng domino, sẽ cho phá sản ngân hàng yếu kém” (Nguồn: Báo Tuổi Trẻ Online). Tôi tâm đắc và nhận thấy đây là cách tiếp cận hoàn toàn có căn cứ vì hiện tồn tại nhiều vướng mắc từ thực tiễn xử lý các Ngân hàng yếu kém ở trong tình trạng bị kiểm soát đặc biệt và đưa vào diện mua bắt buộc bằng “0” đồng, khiến cho báo chí, dư luận đang quan tâm là có hay không việc sử dụng các nguồn lực Nhà nước để giải quyết nợ xấu…

Trong quá trình điều tra và tại phiên toà sơ thẩm vụ án nói trên, đại diện Ngân hàng Nhà nước trả lời cơ sở pháp lý của quyết định mua bắt buộc cổ phần bằng “0” đồng căn cứ vào Khoản 3 Điều 146 Luật Các tổ chức tín dụng, Khoản 12 Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước và Thông tư số 07/2013/TT-NHNN ngày 14.3.2013 về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, trong hệ thống các giải pháp tại các văn bản pháp quy nêu trên không có giải pháp nào quy định Ngân hàng Nhà nước quyết định mua lại Ngân hàng với giá “0” đồng, mà chỉ có các giải pháp nhằm duy trì các tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Chúng tôi chỉ thấy các quy định trên ghi rõ, Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng phải chuyển nhượng vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần, cổ đông lớn, cổ đông nắm quyền kiểm soát, chi phối phải chuyển nhượng cổ phần. Điều đáng quan tâm là khi mua bằng “0” đồng thì các tài sản mà ngân hàng đang nắm giữ để bảo đảm cho các dư nợ tín dụng sẽ được xử lý như thế nào và các cổ đông có quyền đề nghị Ngân hàng Nhà nước công bố tổng giá trị số tài sản thế chấp, đảm bảo hiện nay tại ngân hàng vào thời điểm xảy ra vụ án hay không? Trong khi đó, như Ngân hàng Nhà nước xác định, phần vốn cổ phần do cổ đông đóng góp vào tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật là tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cổ đông, nhưng thực sự họ chưa được biết và có ý kiến về vấn đề này.

Trong một chừng mực nhất định, việc Ngân hàng Nhà nước quyết định mua lại toàn bộ cổ phần của ngân hàng với giá “0” đồng còn gặp vướng mắc khi vụ án hình sự đã được khởi tố, các cổ đông của ngân hàng không có điều kiện xây dựng phương án xử lý và tăng vốn điều lệ cho ngân hàng, nên không có cơ hội để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đó là chưa kể việc tính toán, định giá các tài sản đảm bảo cho các khoản dư nợ đến kỳ thanh toán chưa phù hợp, có sự chênh lệch giữa giá trị thực và giá trị định giá của cơ quan định giá do Cơ quan điều tra Bộ Công an trưng cầu.

Về mặt pháp lý, việc quyết định mua bắt buộc cổ phần này có thể cũng không phù hợp với các quy định pháp luật liên quan việc trưng mua hoặc trưng dụng tài sản tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản do Quốc hội ban hành ngày 3.6.2008, bởi lẽ trưng mua là một quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia (Khoản 1 Điều 2). Theo Điều 13 của Luật này, trong danh mục các tài sản thuộc đối tượng trưng mua chỉ có nhà ở, tài sản gắn liền với đất, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm, công cụ, dụng cụ và vật tư, vật dụng thiết yếu khác, phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc và phương tiện kỹ thuật khác, hoàn toàn không có cổ phần, cổ phiếu của doanh doanh nghiệp hay các tổ chức tín dụng. Nếu mua theo cơ chế thoả thuận thì phải có cơ chế cho các cổ đông thực hiện quyền đàm phán, thoả thuận…

Phát biểu của Phó Thủ tướng đã làm rõ thêm một thực tế là hiện nay chúng ta đang phải sử dụng dùng nguồn lực Nhà nước khi trích lập dự phòng để xử lý nợ xấu của một tổ chức tín dụng. Tức là nếu cho phép ngân hàng trích lập 100 đồng vào chỗ này thì ngân sách đóng 25 đồng rồi, bởi vì không cho trích lập thì Nhà nước thu được 25 đồng (thuế thu nhập doanh nghiệp). Khi Nhà nước cho Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) phát hành trái phiếu đặc biệt thì có nghĩa là dùng ngân sách Nhà nước rồi, bởi nếu cho vay thông thường thì lãi suất 7 - 8%, còn tái cấp vốn chỉ 3%... Đó chính là lý do vì sao Phó Thủ tướng nhấn mạnh đến việc Chính phủ nghiên cứu đề xuất giải pháp mạnh hơn là thí điểm cho phá sản ngân hàng, tổ chức tín dụng yếu kém.

Tôi chia sẻ với ý kiến của ông là làm được như vậy có tác dụng cảnh tỉnh rất nhiều, vì bây giờ cứ thành lập ngân hàng cổ phần, hoạt động yếu kém, Nhà nước phải mua lại “0” đồng, rồi Nhà nước đứng ra lo thì ai chả muốn làm…

LUẬT SƯ PHAN TRUNG HOÀI
TIN LIÊN QUAN

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Cựu Chủ tịch FLC và 2 em gái xin giảm án

Việt Dũng |

Trong số 25 người kháng cáo, ông Trịnh Văn Quyết - cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC và em gái đều xin giảm nhẹ hình phạt và giảm trách nhiệm dân sự.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Giá vé máy bay Tết 2025 tăng, đắt nhất gần bằng 1 chỉ vàng

Chí Long |

Trước Tết Âm lịch vài tháng, giá vé máy bay nội địa dịp Tết có xu hướng tăng trung bình khoảng 5-8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bắc Ninh bắt kẻ chống đối xử lý vi phạm môi trường Phong Khê

Trần Tuấn |

Công an TP Bắc Ninh đã bắt khẩn cấp kẻ có hành vi chống đối xử lý vi phạm môi trường ở phường Phong Khê.

Bão số 5 Krathon rất mạnh, duy trì cấp siêu bão 24 giờ tới

AN AN |

Trong 24 giờ tới, bão số 5 Krathon vẫn duy trì sức gió mạnh cấp 16 giật trên cấp 17.

Ngư dân Quảng Ngãi nhập viện sau chuyến biển kinh hoàng

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Tàu cá của ngư dân hành nghề ở quần đảo Hoàng Sa nghi bị lực lượng nước ngoài tấn công khiến nhiều người bị thương nặng, phải nhập viện điều trị.