Tình yêu ẩm thực qua góc nhìn của một đầu bếp

NGỌC DỦ |

“Một ngày cùng Chef: Cuộc sống của người tạo ra hương vị” là cuốn sách của tác giả Bếp Đơn dài 360 trang với câu chuyện thú vị về cuộc sống và hành trình tạo ra những "mỹ vị nhân gian" cho thực khách. Qua đó, độc giả có thể thấy ẩm thực, nấu bếp không đơn thuần chỉ là một công việc mà còn là nghệ thuật.

Trong lần trở lại này, tác giả Bếp Đơn dẫn dắt độc giả “nhập vai” bếp trưởng và trải qua một ngày bận rộn với biết bao công việc: Chuẩn bị nguyên liệu, chế biến, nấu nướng rồi bày biện sao cho đồ vừa ngon miệng vừa đẹp mắt...

Bếp trưởng chính là những người tạo ra hương vị cho các món ăn. Nhưng trong căn bếp chuyên nghiệp, trọng trách của họ không chỉ là nấu nướng mà còn phải quán xuyến cả việc xây dựng quy trình làm việc, quản lý tài nguyên, đốc thúc nhân viên dưới quyền, phối hợp với các bộ phận khác để nhà hàng vận hành được trôi chảy...

Họ vừa là người lãnh đạo, vừa là thủ lĩnh tinh thần lèo lái căn bếp phát triển.

Giọng kể rất riêng và rất duyên của Bếp Đơn trong “Một ngày cùng Chef: Cuộc sống của người tạo ra hương vị” đưa căn bếp chuyên nghiệp đến gần hơn với những người đang nuôi ước mơ làm đầu bếp hay có tham vọng mở nhà hàng.

Đọc sách, ta sẽ hiểu, để thành công trong ngành dịch vụ ăn uống, một công thức nấu ăn ngon vẫn là chưa đủ. Còn với độc giả “ngoại đạo”, họ sẽ tìm thấy trong cuốn sách này niềm vui khi khám phá một ngành nghề còn nhiều lạ lẫm và bỏ túi không ít kiến thức “thực chiến” để việc nấu ăn được hiệu quả và ngon miệng hơn.

Nấu ăn ngon không phải là việc lấy nguyên liệu về rồi biến hóa chúng thành một sản phẩm tuyệt vời hay nâng lên một tầm cao hơn. Việc một người đầu bếp cần làm là khiến cho thứ nguyên liệu ấy phát huy toàn bộ tiềm năng nó có.

Trong một món ăn, thứ tỏa sáng nhất là nguyên liệu, không phải người đầu bếp. Sản phẩm mình làm ra sẽ không bao giờ có thể ngon hơn nguyên liệu ban đầu, những món đồ đã ngon, mình không cần làm gì nó cũng ngon; những thứ dở, có làm sao thì vẫn dở.

Khi mang đồ về bếp, việc đầu tiên mình làm không phải là lao vô xử lý, cắt thái ngay, mà là làm sao để chúng... không hư hại, giữ nguyên được trạng thái ban đầu. Mình mang về mười thứ thì việc đầu tiên phải làm là bảo quản cả mười, sau đó mới bắt đầu xử lý kỹ lần lượt từng cái chứ không phải làm cái này xong xuôi mới sờ tới cái kia và bỏ lăn lóc số còn lại. Tập thói quen giữ cho mọi thứ an toàn trước, sau mới nói chuyện với từng món.

Ấn tượng lớn nhất đọng lại trong khách với mỗi trải nghiệm nhà hàng luôn là khúc cuối, trước khi họ rời đi. Nếu sơ ý khiến khách không vui vì bất kỳ điều gì, thời điểm này là lúc tốt nhất để mình bù đắp. Tặng cho họ một thứ gì đó luôn là cách hiệu quả để thay đổi ấn tượng về nhà hàng: Phần tráng miệng hay đồ uống kèm theo sự nhận lỗi từ phía mình. Làm cách này, mình còn có cơ hội đón họ quay trở lại những lần sau. Trước khi làm đồ ăn thật ngon, mình cần phải có tiền để mua nguyên liệu đã.

Mình hãy đặt ra một tiêu chuẩn chất lượng cho các thứ đồ ăn trong bếp: Thịt cá cần phải tươi, rau củ phải xanh; khâu xử lý phải đạt chuẩn mực, mọi thứ sau khi qua sơ chế phải có vẻ ngoài đẹp cũng như chất lượng tốt; xốt được nấu phải đạt về hương vị, màu sắc, độ sánh... Mình cũng phải đặt ra các yêu cầu cho nơi làm việc: Khu vực cần phải sạch sẽ mọi lúc, tủ lạnh phải gọn gàng, kệ đồ đạc phải ngăn nắp. Trong quá trình làm việc, những yêu cầu về thời gian, tính nghiêm túc, thái độ với công việc... cũng phải được mọi người tuân theo.

Con người tiếp nhận nguyên liệu, con người thực hiện sơ chế, con người nấu ra thành phẩm, con người dọn dẹp lau chùi, con người đi đến bếp và tuân theo kỷ luật, con người là thứ giữ cho bếp vận hành, cũng như đưa nó đi lên. Vì vậy, để mọi thứ có thể đi theo chiều hướng tốt, theo tôi, thứ đầu tiên mình cần là những con người phù hợp. Không phải những chiến dịch đúng đắn mà những con người phù hợp mới là ưu tiên hàng đầu.

NGỌC DỦ
TIN LIÊN QUAN

Cuốn sách triệu bản và cảm hứng đọc mang tính thời đại

Mi Lan |

Có thời, “Thép đã tôi thế đấy” là cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ. Ai cũng muốn có bằng được một bản in “Thép đã tôi thế đấy” để đọc, để giữ làm kỷ niệm, để sưu tập. “Thép đã tôi thế đấy” của tác giả Nikolai A.Ostrovsky xuất bản lần đầu năm 1932 từng đạt 34,6 triệu bản. Tính thời đại tác động rất lớn đến văn hóa đọc với những tác phẩm như “Thép đã tôi thế đấy” hay “Chiến tranh và hòa bình”.

Chuyển đổi số đưa sách vào cuộc sống

KHÁNH AN |

Thay vì lật giở từng trang giấy như trước đây, nhiều độc giả hiện lựa chọn tiếp cận sách thông qua sách điện tử, sách nói. Mỗi hình thức đọc sẽ mang lại các trải nghiệm khác sau, nhưng sau cùng, tất cả đều giúp cung cấp tri thức cho độc giả.

Sách cho công nhân - sách của công nhân

Minh Bằng |

***
Bố tôi là một công nhân. Ông về hưu khi tay nghề “kịch bậc”, nghĩa là thợ sơn 7/7. Điều ấn tượng suốt thời thơ bé của tôi không phải là những đường sơn như tranh trên những chiếc ôtô của xí nghiệp mà là hai điều: Ông tự học tiếng Nga và nhà tôi - căn nhà tập thể bé xíu ở gần Hà Đông luôn có một chỗ cho sách.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.