Áp thấp nhiệt đới có thể thành bão bất cứ lúc nào – Không được chủ quan

Hoàng Long |

Sáng ngày 29.10, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã tổ chức họp triển khai công tác ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão dưới sự chủ trì của đồng chí Bộ trưởng – Phó ban thường trực Nguyễn Xuân Cường

 
Hướng di chuyển của bão trên biển Đông

Phát biểu tại buổi họp, đồng chí Cục trưởng Cục phòng chống thiên tai Nguyễn Đức Quang cho biết: “Vào chiều ngày 28/10, áp thấp trên biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Trong vòng 24 giờ tới, ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão, di chuyển nhanh theo hướng Tây, thời gian đổ bộ vào đất liền có thể là vào tối mai lên vùng biển ven Ninh Thuận, với sức gió mạnh cấp 7 – 8, giật lên cấp 10”.

 
Đồng chí Nguyễn Đức Quang trình bày về tình hình phòng chống trước cơn bão

“Do ảnh hưởng của ATNĐ và gió mùa Đông Bắc tràn xuống thì các tỉnh miền Trung từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận là có mưa rất to. Lượng mưa trung bình từ 300 – 400 ml, nhiều nơi từ 400 – 600 ml. Các sông từ Hà Tĩnh đến Ninh Thuận sẽ có lũ báo động cấp 2 – 3” – đồng chí Quang cho biết thêm.

Đến nay, đã có 44.968 tàu thuyền được thông báo về tình hình ATNĐ, tuy nhiên, tại khu vực nguy hiểm thuộc quần đảo Trường Sa vẫn còn 741 tàu đang hoạt động.

Đặc điểm khu vực chịu ảnh hưởng của bão là vùng duyên hải miền Trung dân cư đông đúc. Đặc biệt là các khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển có nhiều khách du lịch nghỉ dưỡng trong nước và quốc tế.

 
Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đưa ra dự báo về tình hình bão

Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết thêm: “Đến sáng nay, ATNĐ còn cách đất liền Việt Nam khoảng 600 – 700km. Đặc điểm của cơn này là được hình thành trên dải hội tụ nhiệt đới, sẽ sớm mạnh lên thành bão, lại trùng với đợt tác động của đợt không khí lạnh phía Bắc nên tiềm năng sẽ mạnh lên trước khi vào bờ. Ngoài ra, với yếu tố điển hình và tác động của gió cũng như không khí lạnh nên khu vực miền Trung sẽ có mưa rất lớn.”

Buổi họp còn có sự góp mặt đóng góp chỉ đạo của đại diện Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Cục Kiểm ngư Việt Nam, Tổng cục Thủy lợi, Bộ Giao thông.

 
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kết luận chỉ đạo buổi họp

Cuối buổi họp, Bộ trưởng – Phó Trưởng Ban thường trực Nguyễn Xuân Cường đã có những chỉ đạo cần phải có những buổi họp chuyên môn làm rõ các vấn đề thời tiết cực đoan trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay; phải nâng cao nhận thức về vùng trọng điểm Trung Bộ có những dấu hiệu thời tiết cực đoan thời gian gần đây với lượng mưa rất lớn (năm 2017 ở Quảng Nam hơn 1900 ml); theo dõi tai biến địa chất sạt lở ở đất liền; không chủ quan với tàu thuyền ven biển và ngoài khơi đặc biệt là từ vĩ tuyến 10 trở lên; thông báo để đảm bảo an toàn kinh tế biển và du lịch; quán triệt quản lý các hoạt động trên đảo; bảo đảm chất lượng các công trình hồ, cả hồ tự nhiên, hồ thủy điện, hồ thủy lợi; cùng tập trung các biện pháp tuyên truyền.

Hoàng Long
TIN LIÊN QUAN

Mới nhất: Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão giật cấp 11

Thảo Anh |

Theo tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hồi 7h ngày 29.10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 140km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.

Mới nhất: Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên, giật cấp 9 khả năng thành bão

Thảo Anh |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết hồi 1h ngày 29.10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 250km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.

Công điện yêu cầu ứng phó với áp thấp có khả năng mạnh lên thành bão

Minh Nhung |

Trước tình hình áp thấp có thể mạnh lên thành bão, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, Chống thiên tai đã có công điện số 15/CĐ-TW gửi các cơ quan chức năng yêu cầu ứng phó.

Dự báo thời điểm bão Trà Mi đạt cường độ cực đại giật cấp 15

AN AN |

Dự báo bão Trà Mi sẽ đạt cường độ cực đại khoảng cấp 12, giật cấp 15 khi tiến đến vùng biển quần đảo Hoàng Sa trong ngày 26.10.

Giờ thứ 9: Đứa con bất hạnh - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Bé gái trong câu chuyện ngày hôm nay phải ở với bố dượng của mình sau khi mẹ đẻ ly hôn. Đứa bé sẽ lớn lên như thế nào và có cuộc sống ra sao?

Diễn biến mới vụ hóa đơn nước cao bất thường ở Thái Bình

TRUNG DU |

Thái Bình - Trước hàng loạt hành động khó hiểu từ phía Công ty CP Nước sạch Thái Bình, khách hàng cho biết sẽ tiếp tục kiến nghị đến các cơ quan chức năng.

Phụ huynh cho con đi học trở lại sau khi nhà trường nhận sai

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Sau 2 ngày cho con nghỉ học để làm rõ thông tin nhà trường dùng sữa hết hạn cho học sinh uống, ngày 23.10, các phụ huynh đã cho con đi học trở lại.

Biển Đông vẫn là điểm nóng với các tranh chấp lãnh thổ

Ngọc Vân |

Biển Đông vẫn là điểm nóng với các vấn đề tranh chấp lãnh thổ và khác biệt về yêu sách biển, cùng với tình hình quân sự hoá tại khu vực.

Mới nhất: Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão giật cấp 11

Thảo Anh |

Theo tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hồi 7h ngày 29.10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 140km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.

Mới nhất: Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên, giật cấp 9 khả năng thành bão

Thảo Anh |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết hồi 1h ngày 29.10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 250km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.

Công điện yêu cầu ứng phó với áp thấp có khả năng mạnh lên thành bão

Minh Nhung |

Trước tình hình áp thấp có thể mạnh lên thành bão, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, Chống thiên tai đã có công điện số 15/CĐ-TW gửi các cơ quan chức năng yêu cầu ứng phó.