Các câu hỏi dư luận quan tâm về dự án Hồ chứa nước Ka Pét được Bình Thuận giải đáp

DUY TUẤN |

Bình Thuận – Nhiều câu hỏi mà dư luận quan tâm về dự án Hồ chứa nước Ka Pét được đại diện các sở, ngành, đơn vị và địa phương trả lời trong buổi họp báo thông tin về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét do UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức chiều 7.9.

Tại buổi họp báo ông Dương Văn An, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận và ông Nguyễn Hồng Hải, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận thông tin về chủ trương chuyển rừng thành hồ chứa nước, mục tiêu của dự án Hồ chứa nước Ka Pét. Đơn vị chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn cũng đã có báo cáo sơ bộ.

Ông Dương Văn An, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận cho biết, dự án hồ thủy lợi Ka Pét là dự án quan trọng. Tỉnh Bình Thuận sẵn sàng tiếp thu tất cả các ý kiến phản biện của dư luận.

Các cơ quan báo chí đã đặt ra nhiều câu hỏi mà dư luận quan tâm, nhất là việc vì sao phải chọn vị trí 600 ha rừng để làm dự án hồ thủy lợi Ka Pét mà không làm nhiều hồ nhỏ hoặc chọn vị trí khác hay giảm trữ lượng tích nước để giảm ảnh hưởng đến rừng?

Về vấn đề này, đại diện đơn vị tư vấn, ông Nguyễn Công Thành - Phó Giám đốc chi nhánh Bình Thuận Viện Khoa học đào tạo và ứng dụng Miền Trung cho biết, theo quy hoạch thủy lợi có 2 phương án về vị trí làm hồ, tuy nhiên khi xem xét, tính toán thì quyết định chọn vị trí nằm tại 600ha rừng nhằm giảm ngập khu sản xuất và con đường độc đạo vào xã Mỹ Thạnh.

Ông Nguyễn Công Thành - Phó Giám đốc chi nhánh Bình Thuận Viện Khoa học đào tạo và ứng dụng Miền Trung, đại diện đơn vị tư vấn trả lời về lí do chọn vị trí làm dự án hồ Ka Pét.

Tiếp tục trả lời vì sao không nâng cấp, cải tạo từng hồ nhỏ mà phải làm hồ Ka Pét tới 51 triệu m3 để có nguy cơ mất một diện tích lớn rừng tự nhiên, ông Thành cho rằng lưu vực tạo nguồn nước cho hồ không có, vùng thu nước lớn không đảm bảo để xây dựng, cải tạo hồ. Thứ hai, cải tạo hồ thì ngoài nguồn nước còn an toàn hồ chứa, nâng cấp đập, tràn xả lũ và một số việc an toàn công trình khác.

Việc kết nối các hồ nhỏ với nhau thì phải phụ thuộc điều kiện địa hình. Chỉ có kết nối các hồ ở vùng cao xuống vùng thấp. Vì vậy phải chọn hồ Ka Pét trên cao, khi xây dựng xong sẽ kết nối với các hồ, công trình phía dưới thì dự án mới phát huy được hiệu quả.

Bà Hoàng Thị Kha, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam thông tin về mong muốn của người dân có Hồ Ka Pét. Ảnh: Duy Tuấn
Bà Hoàng Thị Kha, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam thông tin về mong muốn của người dân có Hồ Ka Pét. Ảnh: Duy Tuấn

Theo bà Hoàng Thị Kha, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, người dân trên địa bàn xã, quanh năm chỉ nhờ nước trời, khô hạn gay gắt nên rất mong chờ hồ chứa nước Ka Pét xây dựng để có nước sinh hoạt, sản xuất.

Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: Duy Tuấn
Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: Duy Tuấn

Về diện tích 600 ha rừng, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận cho biết đây là rừng thứ sinh trong đó có 137 ha rừng đặc dụng, có hơn 12ha rừng giàu, 120ha rừng trung bình, còn lại là rừng nghèo và rừng hỗn giao. Tổng trữ lượng gỗ của khu rừng này là 97.500 m3. Việc khai thác rừng và giám sát việc khai thác là câu hỏi cũng được quan tâm.

Ông Lê Thanh Sơn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận trả lời về phương án khai thác rừng.
Việc trồng rừng thay thế sẽ được thực hiện như thế nào?

Việc đánh giá tác động môi trường đối với dự án hồ thủy lợi Ka Pét đến nay được thực hiện ra sao. Về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Đông, Phó giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đã trả lời và nhấn mạnh “quyết tâm hoàn thành các thủ tục để khởi công dự án vào Quý II năm 2024 và kết thúc dự án vào cuối 2025”.

Ông Nguyễn Ngọc Đông -Phó giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận trả lời về đánh giá tác động môi trường đối với dự án hồ thủy lợi Ka Pét.

Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận là dự án quan trọng quốc gia được Quốc hội chấp nhận chủ trương đầu tư lần đầu năm 2019 tại Nghị quyết 93. Năm 2023, Quốc hội phê duyệt điều chỉnh tại Nghị quyết 101.

Dự án có dung tích 51 triệu m3 với tổng mức đầu tư hơn 870 tỉ đồng. Thời gian thực hiện đến hết năm 2025. Khi Dự án hoàn thành sẽ cấp nước tưới cho khoảng 7.700 ha đất sản xuất nông nghiệp của huyện Hàm Thuận Nam và cấp nước sinh hoạt cho khoảng 120.000 người dân khu vực vùng hạn.

DUY TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Bình Thuận họp báo thông tin về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Chiều ngày 7.9, UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức họp báo thông tin về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.

Khảo sát thực địa khu vực rừng được phê duyệt làm dự án hồ chứa nước Ka Pét

DUY TUẤN |

Bình Thuận – Ngày 6.9, đoàn công tác của tỉnh Bình Thuận đã đến khảo sát thực địa khu vực rừng được phê duyệt làm dự án hồ chứa nước Ka Pét ở huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận đang được dư luận quan tâm.

Bình Thuận thông tin về phương án trồng rừng thay thế khi làm hồ Ka Pét

DUY TUẤN |

Trước các thông tin về việc sẽ phá hàng trăm ha rừng để làm hồ thủy lợi Ka Pét được dư luận quan tâm, chiều 4.9, tỉnh Bình Thuận có thông tin cụ thể về vấn đề này.

3.700 cột điện bị gãy đổ và bữa cơm "cheo leo" giữa lưng trời

Cường Ngô |

Gần 3.000 cán bộ công nhân ngành điện đã cùng chung sức đồng lòng, nỗ lực từng giờ, từng phút để khẩn trương cấp điện trở lại cho Quảng Ninh.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.