Khai thác, sử dụng nước để phòng cháy, chữa cháy có cần cấp phép?

Huy Hùng |

Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua quy định về các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, cấp phép.

Điều 48 quy định về việc đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

1. Các trường hợp phải đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này gồm:

a) Khai thác, sử dụng nước trực tiếp trên sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước và các dạng tích tụ nước khác;

b) Công trình ngăn sông, suối, kênh, rạch và các công trình tạo nguồn nước khác;

c) Tạo không gian chứa, trữ nước để tạo cảnh quan, thoát nước mưa và các mục đích sử dụng khác;

d) Sử dụng nước trong các moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng, bơm hút nước để tháo khô trong moong khai thác khoáng sản; sử dụng mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản bằng lồng bè trên sông, suối; sử dụng mặt nước hồ, ao trong khu du lịch, vui chơi giải trí; sử dụng mặt nước để làm điện mặt trời, tạo cảnh quan và các trường hợp sử dụng nước khác.

2. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, cấp phép gồm:

a) Khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình, các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học; khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối;

b) Các công trình khai thác, sử dụng nước quy định tại khoản 1 Điều này có quy mô nhỏ;

c) Khai thác, sử dụng nước tại các địa phương hoặc trên cả nước trong thời gian xảy ra tình trạng khẩn cấp do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban bố;

d) Khai thác, sử dụng nước để phòng cháy, chữa cháy;

đ) Khai thác, sử dụng nước để cấp nước sinh hoạt tại các khu vực trong thời gian xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn hoặc các sự cố ô nhiễm, dịch bệnh do cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định.

Cũng theo điều này, việc cấp phép phải đảm bảo đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; đảm bảo lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan theo nguyên tắc không ảnh hưởng đến quyền khai thác nước của tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép.

Huy Hùng
TIN LIÊN QUAN

Luật Tài nguyên nước sửa đổi ưu tiên phục hồi các dòng sông chết

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) vừa được thông qua xác định ưu tiên phục hồi “dòng sông chết” nhằm khôi phục nguồn nước, tạo dòng chảy, cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái, trong đó kèm theo chương trình, đề án, dự án ưu tiên làm sống lại các dòng sông.

Trách nhiệm của Chính phủ, các bộ về quản lý, khai thác tài nguyên nước

NHÓM PV |

Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã được chỉnh lý, bổ sung quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ và các bộ trong quản lý khai thác, sử dụng nước.

Ô nhiễm nguồn nước - mối đe dọa về tài nguyên nước của các nhà máy nước

Thạch Lam |

"Ngành nước Việt Nam hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn về cấp thoát nước. Luật Cấp thoát nước hiện hành đang có những bất cập chưa được bổ sung sửa đổi gây khó khăn trong quá trình tổ chức triển khai. Ngoài ra, lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải chưa được quan tâm đúng mực trong khi tỉ lệ nước thải được xử lý đạt rất thấp..." - ông Nguyễn Ngọc Điệp - Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhận định tại buổi họp báo sự kiện "Vietnam Water Week (VWW) 2023".

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Người dân ở Hoài Đức phải khám da liễu hàng tháng vì thiếu nước sạch

KHÁNH AN |

Suốt 6 năm qua, hàng tháng, vợ chồng anh Nguyễn Đình Minh (Hoài Đức, Hà Nội) đều đưa các con đi khám da liễu vì không có nước sạch sử dụng.