Đại biểu Quốc hội đề nghị khắc phục việc lãng phí, tàn phá nguồn nước

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, từ trước tới nay, góc độ tài nguyên của nước ít được khai thác, nước chưa thực sự được coi là một tài sản công, nên chưa có ý thức, biện pháp sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả.

Cần thay đổi cách thức tiếp cận tư duy quản lý tài nguyên nước

Chiều 5.6, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Đại biểu Tạ Đình Thi (đoàn Hà Nội) nêu rõ, hai nguyên lý cơ bản trong quản lý tài nguyên nước là quản lý tổng hợp và quản lý theo lưu vực sông, tức là không theo địa giới hành chính.

Theo đại biểu, đây là lĩnh vực liên ngành, liên vùng, liên địa phương nên trong lần sửa đổi này, việc bảo đảm quán triệt các nguyên tắc quản lý được thể hiện khá sâu sắc.

Bên cạnh đó, việc sửa đổi luật đã có sự tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, khi mà vấn đề tài nguyên nước hiện nay trên thế giới cũng có sự thay đổi về tư duy quản lý.

Đại biểu Tạ Đình Thi cho biết, 3/4 nguồn nước của Việt Nam phụ thuộc vào nước ngoài với các lưu vực sông chủ yếu như sông Mekong và sông Hồng đều bắt nguồn từ các quốc gia khác.

Tình trạng biến đổi khí hậu cũng tác động rất lớn, có vùng luôn khô cạn, thiếu nước, có vùng thì mưa thường xuyên, do đó cần thay đổi cách thức tiếp cận tư duy quản lý tài nguyên nước.

Đại biểu đánh giá, các nội dung sửa đổi lần này khá toàn diện. Tuy nhiên, để thực hiện quản lý tài nguyên nước cần phải có các công cụ quản lý, trong đó bên cạnh hệ thống cơ quan quản lý nhà nước thì trong dự thảo Luật có đề cập đến tổ chức lưu vực sông.

Đại biểu đoàn Hà Nội cho biết, tổ chức lưu vực sông là một trong những công cụ tổ chức quản lý rất quan trọng, đã được quy định trong Luật năm 1998 và 2012, tuy nhiên thời gian qua thực tế chưa phát huy tác dụng.

Cả nước có 35 lưu vực sông liên tỉnh, chiếm khoảng 92,6% diện tích và 91% số lượng sông, suối. Hiện nay có 3 mô hình tổ chức quản lý lưu vực sông, gồm: ban quản lý quy hoạch lưu vực sông, hội đồng quản lý lưu vực sông, ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông.

Đại biểu đánh giá, kết quả hoạt động, chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền các tổ chức lưu vực sông này rất hạn chế, nguồn lực dành cho các hoạt động của nó rất khiêm tốn. Do đó, việc kiện toàn bộ máy và tăng cường hiệu quả hoạt động của tổ chức lưu vực sông là vấn đề cấp bách.

“Gần như các nước có lưu vực sông liên quốc gia, liên tỉnh đều hình thành các tổ chức này, và thẩm quyền nhà nước giao cho các tổ chức này cũng rất lớn. Ví dụ, ở Pháp, các tổ chức này có thể quy định các mức thu phí đối với những hộ sử dụng nước trên lưu vực sông”, đại biểu Tạ Đình Thi nói.

Đại biểu Tạ Đình Thi. Ảnh: Phạm Đông
Đại biểu Tạ Đình Thi. Ảnh: Phạm Đông

Với hiện trạng nêu trên, đại biểu kiến nghị cơ quan soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ, bổ sung nội dung về tổ chức lưu vực sông; rà soát bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của tổ chức lưu vực sông. Một số lưu vực sông liên tỉnh có tác động lớn đến nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt, cần nghiên cứu để quy định vào trong dự thảo Luật.

Đồng thời, cũng cần quy định cụ thể nguồn lực để bố trí cho hoạt động của tổ chức lưu vực sông, bảo đảm các ủy ban lưu vực sông hoạt động hiệu quả.

Giao cấp xã quản lý, bảo vệ mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước là chưa phù hợp

Đại biểu Hoàng Thị Đôi (đoàn Sơn La) cho rằng, việc giao UBND cấp xã quản lý, bảo vệ mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước là chưa phù hợp, trong khi chưa phân loại các quy mô hồ chứa và mức độ quan trọng của hồ chứa thủy điện, thủy lợi và các hồ chứa khác; chưa có tiêu chí để đánh giá việc này sẽ được thực hiện như thế nào trên thực tế.

Căn cứ trên quy mô hồ chứa, UBND cấp xã chỉ phù hợp quản lý các hồ chứa quy mô nhỏ, phối hợp thực hiện theo góc độ quản lý địa giới hành chính.

Còn với các hồ thủy điện, thủy lợi dung tích lớn liên quan đến nhiều xã, thậm chí nhiều huyện, nhiều tỉnh thì quy định như trên chưa phù hợp. Vì vậy, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, xem xét nội dung này.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cho biết, có đến hơn 20 nội dung trong dự thảo Luật hiện đang giao Chính phủ quy định chi tiết, đề nghị rà soát, cụ thể hóa các quy định ngay trong luật để đảm bảo tính tường minh, rõ ràng của văn bản luật.

Đại biểu Nga cho rằng, từ trước tới nay, góc độ tài nguyên của nước ít được khai thác, nước chưa thực sự được coi là một tài sản công, nên chưa có ý thức, biện pháp sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả.

"Tình trạng lãng phí nước, tàn phá nguồn nước xảy ra nhiều. Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước sạch do nhiều nguyên nhân nắng nóng kéo dài, ô nhiễm nguồn nước nặng nề. Vấn đề bảo vệ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước ngày càng mang ý nghĩa quan trọng", đại biểu nhấn mạnh.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tham gia đầu tư xây nhà ở xã hội

NHÓM PV |

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đề xuất cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên Công đoàn làm việc tại các khu công nghiệp mua, thuê, thuê mua.

Đề nghị đánh giá rõ thực trạng sở hữu chéo trong tổ chức tín dụng

NHÓM PV |

Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) bổ sung quy định xử lý tình huống người gửi tiền rút tiền hàng loạt và có cơ chế hiệu quả để cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Quy định cụ thể các trường hợp khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền

NHÓM PV |

Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã quy định cụ thể các trường hợp khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền, được miễn, giảm tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.