Lấy mặn trị mặn - bài học linh động về thích ứng biến đổi khí hậu

Lục Tùng |

Cần hiểu chủ trương đưa nước mặn vào “vùng ngọt hóa” của tỉnh Tiền Giang như việc làm hướng tới đa mục tiêu trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Những ngày gần đây mạng xã hội lại “nóng” lên trước thông tin UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức lấy nước mặn từ sông Tiền vào vùng “ngọt hóa”.

Theo đó, UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang vận hành lấy gạn nước tại cống Xuân Hòa (xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo) bơm vào hệ thống kênh phục vụ vùng “ngọt hóa Gò Công” gồm các địa phương: Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông và thị xã Gò Công.

Ngay sau khi thông tin được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, có ý kiến cho rằng điều này sẽ làm phá sản công trình ngọt hóa mà thời gian qua Đảng, Nhà nước đã dành sự đầu tư lớn.

Người dân vùng giáp biển vận chuyển nước ngọt phục vụ sinh hoạt gia đình. Ảnh: Lục Tùng
Người dân vùng giáp biển vận chuyển nước ngọt phục vụ sinh hoạt gia đình. Ảnh: Lục Tùng

Thoạt nhìn, ý kiến này đáng quan tâm, vì việc đưa nước mặn vào “vùng ngọt hóa” như một cách “nối giáo” cho nước mặn tấn công trực diện vào vùng “ngọt hóa”. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia tài nguyên nước, cần đặt vấn đề một cách rộng hơn để xem xét một cách khách quan, khoa học và thời sự.

Theo TS Tô Văn Trường - chuyên gia nghiên cứu độc lập về môi trường và tài nguyên nước, việc đưa nước mặn vào “vùng ngọt hóa” nên hiểu như là một hành động hướng tới đa mục tiêu trong thời kỳ mặn xâm nhập sâu vào nội đồng đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Ông Trường đưa ra ví dụ, ngay hồ Kênh Lấp (Bến Tre) được đầu tư 85 tỉ đồng, có sức chứa 800.000 m3 nước, vẫn bị mặn xâm nhập.

Biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng đang dồn đẩy nhiều địa phương vùng ĐBSCL vào tình thế thiếu nước ngọt cục bộ. Ảnh: Lục Tùng
Biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng đang dồn đẩy nhiều địa phương vùng ĐBSCL vào tình thế thiếu nước ngọt cục bộ. Ảnh: Lục Tùng

Theo các chuyên gia, việc lấy nước “có độ mặn được kiểm soát” (dưới 1,5 gram/lít) vào cống Xuân Hòa trong cao điểm khô hạn là việc làm hướng tới nhiều mục tiêu quan trọng chứ không đơn giản là chuyện “lấy nước chỗ này đưa đến chỗ khác”.

Bên cạnh việc nâng cao mực nước trên các kênh trong vùng “ngọt hóa Gò Công” nhằm hạ nền nhiệt độ do nắng nóng gây ra, còn có tác dụng “ém phèn” bên dưới lòng đất trồi lên và mặn bên ngoài thẩm thấu vào... Ngoài ra, điều này còn hướng tới mục tiêu hài hòa thăng bằng bờ đất các tuyến kênh, rạch trong bối cảnh mực nước nội đồng cạn kiệt để hạn chế khả năng sạt lở.

Theo TS Tô Văn Trường, vấn đề cần quan tâm ở đây là phải tổ chức việc vận hành tốt quy trình của cống và liên tục công khai minh bạch thông tin về lượng nước và độ mặn kèm khuyến cáo để người dân chủ động tưới nước vào thời gian thích hợp với cây trồng.

Song song với việc “lấy mặn trị mặn“, theo các chuyên gia cần quản lý việc vận hành cống và cập nhật thông tin về mực nước và độ mặn để người dân chủ động lấy nước một cách hiệu quả. Ảnh: Lục Tùng
Song song với việc “lấy mặn trị mặn“, theo các chuyên gia, cần quản lý việc vận hành cống và cập nhật thông tin về mực nước và độ mặn để người dân chủ động lấy nước một cách hiệu quả. Ảnh: Lục Tùng

Thực ra, cách làm “lấy độc trị độc” này có thể mới trong lĩnh vực thủy lợi, nhưng không mới so với thực tiễn thích ứng với biến đổi thời tiết của ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL trong thời gian qua.

Để hạn chế khả năng bùng phát cháy rừng trên diện rộng trong bối cảnh thiếu nguồn nước chữa cháy, từ nhiều năm qua ngành nông nghiệp đã áp dụng có hiệu quả chủ trương đốt rừng chủ động. Sau khi xác định “điểm nóng”, tổ chức dùng lửa đốt có kiểm soát xung quanh khu vực đó để tạo khoảng trống với khu vực có nguy cơ cháy cao. Thoạt nhìn có vẻ như “nghịch lý”, nhưng chính việc đốt cháy chủ động này đã tạo ra hành lan an toàn, hạn chế khả năng bắt lửa của khu vực nguy cơ cao khi xảy ra cháy...

Vì lẽ đó, thay vì lên án, chỉ trích…, chúng ta nên xem đây là sự linh động thích ứng trong tình hình mới để rồi cùng chung tay hiến kế, đề xuất giải pháp khả thi. Những sáng kiến hay, việc làm thiết thực lúc này không chỉ góp phần cho việc vận hành “lấy mặn trị mặn” hiệu quả hơn trong lĩnh vực thủy lợi, mà qua đó còn gợi mở ra nhiều hướng đi mới lộ trình thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng ngày một nghiêm trọng.

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Nắng nóng gay gắt - sát thủ thầm lặng của biến đổi khí hậu

Thanh Hà |

Nắng nóng gay gắt, ít được chú ý như bão hoặc lũ lụt, đang cướp đi sinh mạng và sinh kế của nhiều người.

Biến đổi khí hậu - giới trẻ chọn cách sống xanh

Anh Vũ |

Trong thời điểm mà các quốc gia đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ của biến đổi khí hậu. Nhận thức được điều này, giới trẻ đang ngày càng “xanh” hơn trong cuộc sống, bắt đầu từ những thói quen mới tới quyết định khởi nghiệp dựa vào chữ “xanh”.

Việt Nam coi trọng hợp tác với quốc tế ứng phó biến đổi khí hậu

Song Minh |

Việt Nam rất coi trọng sự hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế trong nỗ lực chung nhằm ứng phó các thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu. Trong khi đó, tiến trình tại Tòa án Công lý quốc tế cũng cho thấy, sự coi trọng của cộng đồng quốc tế đối với các cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.