Biến đổi khí hậu - giới trẻ chọn cách sống xanh

Anh Vũ |

Trong thời điểm mà các quốc gia đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ của biến đổi khí hậu. Nhận thức được điều này, giới trẻ đang ngày càng “xanh” hơn trong cuộc sống, bắt đầu từ những thói quen mới tới quyết định khởi nghiệp dựa vào chữ “xanh”.

Thay đổi thói quen, thay đổi cách sống

Mỗi ngày đi làm, hành trang khi ra khỏi nhà của chị Đoàn Phương Thảo, 30 tuổi, sống tại quận Ba Đình, Hà Nội đều có vẻ hơi lỉnh kỉnh khi có thêm một hộp cơm và một chai nước. Từ mười năm nay, chị Thảo đã chọn lối sống có đôi phần khác biệt nhỏ với số đông khi hướng tới bảo vệ môi trường và xây dựng cuộc sống bền vững.

“Trước đây, tôi chỉ thấy bỏ rác đúng nơi quy định là bảo vệ môi trường rồi. Sau này, khi bắt đầu đi làm và có mức chi tiêu cao hơn. Do đó, tôi bắt đầu thay đổi bản thân từ việc tự chuẩn bị cơm và nước uống từ nhà. Nó giúp tôi vừa tiết kiệm chi phí mà còn giảm thiểu được không ít rác thải ra môi trường”, chị Thảo chia sẻ.

Nhìn vào thực tế, trường hợp của chị Thảo không phải là quá hiếm gặp trong cuộc sống hiện đại, nhất là với thế hệ trẻ. Hầu hết những thay đổi trong lối sống không ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống hiện tại của mọi người. Từ những hành động nhỏ như tận dụng lại các túi nylon nhiều lần nhất có thể, mang bình nước và hộp đựng thực phẩm cá nhân, giảm mua sắm quần áo và đi xe đạp hoặc đi bộ nếu có thể, mỗi người đều có thể giảm bớt tác động tới môi trường sống.

“Việc thay đổi các thói quen sống như trên không gây bất tiện đáng kể, trái lại còn giúp cuộc sống thoải mái hơn”, chị Thảo cho biết.

Khi nhắc tới xu hướng sống “xanh” của giới trẻ, anh Duy Phong, 24 tuổi, sống tại Thanh Xuân, Hà Nội đã vui vẻ khoe “chiến tích”: Một ngăn kéo đầy những chiếc túi nylon đang sẵn sàng để được tái chế. Theo anh Phong, bình thường khi đi mua đồ, anh sẽ mang theo một chiếc túi vải. Chỉ khi nào lỡ quên túi mà bắt buộc phải sử dụng túi nylon, anh mới dùng và luôn nhớ cầm về cất ở nhà để có thể tái sử dụng khi cần.

“Việc thay đổi có thể bắt đầu từ những thói quen rất nhỏ, chẳng hạn như chọn đi xe buýt điện hoặc taxi điện thay vì xe xăng, như vậy đã có thể giảm khí thải vào môi trường rồi", anh Phong cho biết.

Khởi nghiệp cùng chữ “xanh”

Mười năm qua, chị Thảo đã làm không ít nghề nghiệp khác nhau, từ kế toán cho tới nhân viên marketing. Thế nhưng, dường như duyên nợ với chữ "xanh" và mong muốn bảo vệ môi trường vẫn còn khi chị quyết định về làm việc cho một dự án khởi nghiệp có hướng đi thân thiện môi trường.

"Ngay cả trong công việc, mình cũng lựa chọn một nơi làm việc với tiêu chí cung cấp các sản phẩm thân thiện với môi trường, và mình vừa là khách hàng trực tiếp sử dụng vừa là người bán hàng", chị Thảo chia sẻ, với niềm tự hào về nơi làm việc của mình.

Hiện nay, không ít người trẻ đang khởi nghiệp với những dự án thân thiện với môi trường. Đây là một hướng phát triển kinh doanh tập trung vào việc tạo ra các giải pháp và sản phẩm có tác động tích cực đến môi trường và xã hội. Mục tiêu chính của khởi nghiệp xanh là đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường và tạo ra lợi ích xã hội.

Bên cạnh lợi ích kinh tế, các dự án này còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội và môi trường. Điều này có thể thể hiện qua việc tạo ra việc làm, giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường, sử dụng tài nguyên tái chế và phát triển công nghệ xanh.

"Hiện nay, người tiêu dùng quan tâm tới môi trường ngày càng nhiều. Nếu phải chọn giữa hai mặt hàng giống nhau, nhưng một cái thân thiện với môi trường và một cái không, chắc chắn hầu hết mọi người sẽ chọn mặt hàng đầu tiên", anh Đinh Dũng, 26 tuổi, sống tại Thái Nguyên, một người trẻ đang khởi nghiệp với dự án nông nghiệp bền vững chia sẻ.

Theo anh Dũng, khởi nghiệp đã là một khái niệm quen thuộc với người trẻ. Thế hệ mới hiện nay khi khởi nghiệp, bên cạnh mong muốn làm giàu còn có nhu cầu đóng góp tích cực cho xã hội, môi trường.

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam coi trọng hợp tác với quốc tế ứng phó biến đổi khí hậu

Song Minh |

Việt Nam rất coi trọng sự hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế trong nỗ lực chung nhằm ứng phó các thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu. Trong khi đó, tiến trình tại Tòa án Công lý quốc tế cũng cho thấy, sự coi trọng của cộng đồng quốc tế đối với các cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế.

Net Zero - Giảm phát thải khí nhà kính nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu

Nhóm PV |

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2021 (COP26), Việt Nam đã đưa ra cam kết Việt Nam phấn đấu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Điều này thể hiện nỗ lực và trách nhiệm của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế chung tay giảm nhẹ phát thải khí nhà kính nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Đó là lý do Báo Lao Động tổ chức toạ đàm trực tuyến với chủ đề: "Net Zero - Giảm thiểu phát thải khí nhà kính nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu".

Áp dụng kiến thức khoa học về tầng ozone để xử lý biến đổi khí hậu

Minh Hạnh thực hiện |

Tại buổi giao lưu các chủ nhân Giải thưởng Vinfuture 2023, Giáo sư Susan Solomon (Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ) - chủ nhân của giải thưởng đặc biệt dành cho nhà khoa học nữ đã chia sẻ cùng PV Báo Lao Động những thuận lợi, khó khăn trong quá trình nghiên cứu khoa học.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.

Người dân ở Hoài Đức phải khám da liễu hàng tháng vì thiếu nước sạch

KHÁNH AN |

Suốt 6 năm qua, hàng tháng, vợ chồng anh Nguyễn Đình Minh (Hoài Đức, Hà Nội) đều đưa các con đi khám da liễu vì không có nước sạch sử dụng.

6 lần thu hồi đất bất thành của chính quyền TP Thái Nguyên

Lam Thanh |

Thái Nguyên - Dù các cơ quan chức năng có hàng loạt thông báo yêu cầu di dời tài sản, bàn giao lại đất nhưng Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao vẫn phớt lờ.