Minh bạch báo cáo rác thải - chìa khóa hướng tới kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh

Phương Anh |

Thực thi ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) đòi hỏi nhiều yếu tố, đặc biệt doanh nghiệp cần đưa ra các báo cáo trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo xanh hóa từng quy trình.

Không chỉ giảm rác thải mà còn phát triển bền vững

Việc áp dụng nguyên tắc ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) đi kèm phát triển kinh tế tuần hoàn là cơ hội để doanh nghiệp có những bước đi cùng xu thế của thế giới. Theo ông Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, để thực hiện mục tiêu hướng tới mục tiêu rác thải ròng bằng 0 vào năm 2050, nhiều quy định đã nêu rõ các bộ, ngành địa phương phải lồng ghép kinh tế tuần hoàn vào trong kế hoạch, chiến lược của mình. Đồng thời, lồng ghép kinh tế tuần hoàn vào trong chuỗi sản xuất tiêu dùng. Chính vì vậy, ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn là yêu cầu bắt buộc để thế giới có thể đạt mục tiêu nhiệt độ không tăng quá 2 độ C cuối thế kỷ này.

“Việt Nam đã có nhiều cam kết quốc tế về phát triển kinh tế xanh. Luật Bảo vệ môi trường chỉ ra mô hình kinh tế tuần hoàn là công cụ để thế giới hướng tới mục tiêu rác thải bằng 0. Đồng thời, để giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường, biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học, các doanh nghiệp cần nhận thức chuyển đổi con đường từ nâu sang xanh” - ông Thọ cho hay.

Đưa ra quan điểm về việc thực thi ESG và kinh tế tuần hoàn tại các doanh nghiệp, bà Trần Thị Thúy Ngọc - Phó Tổng Giám đốc Thường trực Deloitte Việt Nam - đánh giá: “Điều này không chỉ hướng đến mục tiêu hạn chế rác thải trong tương lai mà thực tế một số doanh nghiệp Việt Nam tiên phong đã có sự thay đổi lớn về giá trị, lợi nhuận, tài sản... Từ đó đóng góp xã hội phát triển tốt hơn”.

Thực hiện báo cáo rác thải là điều kiện bắt buộc

Ông Nguyễn Đình Thọ nhận định những doanh nghiệp tiên phong sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, đặc biệt liên quan đến chi phí. Tiến quá nhanh khiến chi phí tăng cao, đi chậm sẽ bị đóng cửa thị trường. Chính vì điều này, các doanh nghiệp cần phải có chiến lược và Chính phủ cũng cần hỗ trợ để doanh nghiệp thực hiện quá trình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số. Trước hết Việt Nam cần đảm bảo sự hài hòa về các tiêu chuẩn trong nước đối với quốc tế.

“Từ tháng 1.2023, châu Âu đã quyết định tất cả các doanh nghiệp niêm yết phải báo cáo bền vững. Điều này bắt buộc thực hiện từ tháng 6.2024. Doanh nghiệp Việt Nam cần nhận thức rằng chúng ta chỉ chiếm 1% thị phần trong số các doanh nghiệp đa quốc gia trên thế giới. Do đó, thế giới sẵn sàng hy sinh thị phần Việt Nam để bảo vệ đến 99% còn lại” - ông Thọ nhấn mạnh.

Nhiều doanh nghiệp khi bước vào chuyển đổi xanh thường bỏ qua việc báo cáo, kiểm kê quá trình thực hiện. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần tuân thủ từng bước của quy trình như xác nhận tín chỉ carbon, sử dụng tín chỉ carbon, xác nhận dự án.

“Thực tế, khi đầu tư vào tín chỉ carbon bao nhiêu tiền, phương pháp định giá và chất lượng tín chỉ carbon hoàn toàn cho phép các doanh nghiệp thu hồi toàn bộ số tiền thực hiện giảm rác thải. Nếu hiểu rõ về điều này, các doanh nghiệp cần viết ra những gì đã làm và chuẩn bị làm, thực hiện những gì đã biết. Đây là quá trình bắt buộc để doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi. Việc báo cáo không khó nhưng cần duy trì như thói quen” - ông Thọ cho biết.

Bổ sung thêm, bà Trần Thị Thúy Ngọc cho rằng, trong quá trình phát triển kinh tế xanh, các doanh nghiệp cần hiểu rõ đã đáp ứng được các tiêu chí của quốc tế hay chưa. Như vậy, việc thực hiện các báo cáo rác thải là điều quan trọng. Theo đó, các dữ liệu trong báo cáo cũng cần kiểm định, đo đếm từ bên thứ 3 hoặc từ bộ phận kiểm soát rủi ro của doanh nghiệp. Khi tham gia vào chuỗi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn sẽ chứng minh được đây là doanh nghiệp xanh, từ đó tham gia vào thị trường quốc tế.

Phương Anh
TIN LIÊN QUAN

Nâng cao lợi thế kinh doanh nhờ nhận thức về ESG và kinh tế tuần hoàn

Phương Anh |

Theo các chuyên gia, áp dụng nguyên tắc ESG đi kèm đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh là một lợi thế cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức, vấn đề mới đối với các doanh nghiệp.

Loại bỏ sản phẩm nhựa dùng một lần, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn

Cường Hà |

Việc loại bỏ nhựa sử dụng một lần không cần thiết và có rủi ro cao là bước đầu tiên hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn và công bằng hơn. Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với ông Vũ Minh Lý - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) về vấn đề này.

Dự án Kinh tế tuần hoàn nhựa của Unilever đạt giải thưởng Dự án bền vững tại Human Act Prize 2023

Anh Sơn |

Với quan điểm mang tính mở đường, coi nhựa như một nguồn tài nguyên, Unilever đã thành công trong mô hình kinh tế tuần hoàn nhựa, hướng tới một tương lai phát triển bền vững.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.