Giảng viên, sinh viên Bách Khoa chế tạo máy thở hỗ trợ điều trị COVID-19

Hoài Nam |

PGS.TS.Vũ Duy Hải – Giám đốc Trung tâm Điện tử Y sinh (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) cùng nhóm nghiên cứu gồm 9 thành viên thuộc các chuyên ngành Cơ khí, Cơ khí động lực, Điện tử Viễn thông, Kỹ thuật y sinh và Kỹ thuật hóa học chế tạo máy thở BK-Vent. Máy thở BK-Vent hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 đã được Viện Trang thiết bị và Công trình y tế (Bộ Y tế) tiến hành đo lường, kiểm tra và đánh giá đạt các thông số kỹ thuật chính.

Nhiệm vụ ưu tiên của các nhà khoa học

Theo PGS.Vũ Duy Hải, để cho ra đời một chiếc máy thở đạt chuẩn dùng trong y tế đòi hỏi các nhà sản xuất phải nghiên cứu và xây dựng quy trình chế tạo kỹ lưỡng. Điều này sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Trong điều kiện bình thường (không có dịch bệnh), nhu cầu về máy thở là không quá nhiều. Vì vậy trên thế giới cũng chỉ có một số công ty chuyên sản xuất về máy thở.

Tuy nhiên, trong điều kiện dịch bệnh, đặc biệt là thời điểm hiện tại, khi đại dịch COVID-19 đang có diễn biến phức tạp, việc tổ chức sản xuất máy thở của các hãng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Tình hình dịch bệnh đã khiến nhiều công ty sản xuất thiết bị y tế buộc phải cho công nhân nghỉ làm để giảm thiểu tối đa sự lây lan của virus. Trong khi nhu cầu sử dụng máy thở lại tăng lên đột biến. Do đó, trong thời gian qua, Chính phủ nhiều nước trên thế giới đã kêu gọi các tập đoàn công nghệ, các trường đại học nghiên cứu sản xuất máy thở để phục vụ cho đại dịch.

Tại Việt Nam, hiện tại gần như chưa có công ty nào sản xuất máy thở chuyên dụng để phục vụ cho ngành y tế, hầu hết đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Trước tình hình dịch bệnh COVID-19, tất cả các đơn hàng nhập khẩu máy thở đều đã bị từ chối.

Với kịch bản dịch COVID-19 diễn biến khó lường thì Việt Nam chắc sẽ bị thiếu máy thở và đi kèm với việc quá tải hệ thống y tế, đội ngũ kỹ thuật viên, chuyên gia.

Trước những giải pháp mà Chính phủ ban hành, việc triển khai nghiên cứu sản xuất máy thở trong nước trong thời gian ngắn để ứng phó với dịch bệnh đang là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là sự vào cuộc của các tập đoàn công nghệ, các trường đại học trên cả nước.

Máy thở BK-Vent.
Máy thở BK-Vent. Ảnh: Dũng Đặng

Nghiên cứu liên ngành chế tạo máy thở

PGS.TS. Vũ Duy Hải cho biết: "Với mong muốn góp một phần cùng Chính phủ và Bộ Y tế tăng cường các biện pháp chữa bệnh kịp thời cho các bệnh nhân bị suy hô hấp do nhiễm virus SARS-CoV-2, ngay từ đầu tháng 4.2020, Ban Giám hiệu Nhà trường đã chỉ đạo thành lập nhóm nghiên cứu liên ngành giữa 5 Viện của Trường để nghiên cứu, chế tạo máy thở với các tiêu chí: đơn giản, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu sẵn có, giá thành rẻ và thời gian chế tạo ngắn".

Theo đó, máy thở BK-Vent được chế tạo dựa theo các yêu cầu và quy định của Bộ Y tế, các khuyến cáo của Hiệp hội phát triển hiết bị y tế thế giới AAMI ban hành, hoạt động đơn giản với các linh phụ kiện thiết yếu được sản xuất hoàn toàn trong nước.

Nếu đại dịch bùng phát và thiếu máy thở, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ tự sản xuất và cung cấp cho các cơ sở y tế với số lượng lớn. Các giảng viên – nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội hướng tới mục tiêu nghiên cứu chế tạo máy thở có khả năng hỗ trợ điều trị cho những bệnh nhân viêm hô hấp cấp do SARS-CoV-2 (COVID-19) theo các yêu cầu và quy định của Bộ Y tế, có giá thành thấp, hoạt động đơn giản với các linh phụ kiện thiết yếu được sản xuất hoàn toàn trong nước. Thời gian nghiên cứu chế tạo ngắn, có khả năng sản xuất số lượng lớn khi có yêu cầu.

PGS. Vũ Duy Hải và máy thở BK-Vent. Ảnh: Dũng Đặng
PGS. Vũ Duy Hải và máy thở BK-Vent. Ảnh: Dũng Đặng

PGS. Vũ Duy Hải cũng cho biết, máy thở BK-Vent của Đại học Bách khoa Hà Nội có thể thực hiện được chức năng hỗ trợ điều trị tốt cho bệnh nhân thông qua việc kết hợp 2 chế độ trợ thở gồm: Chế độ thở áp lực dương liên tục CPAP nhằm giúp mở phế nang, tránh xẹp phế nang cho bệnh nhân; Chế độ thở điều khiển theo thể tích VAC để hỗ trợ thở cho bệnh nhân suy hô hấp khi đã được mở phế nang. Bên cạnh đó, các chức năng điều khiển thông minh của sản phẩm sẽ giúp cho việc phát hiện, đồng bộ với nhịp thở sinh học của người bệnh được chính xác và hiệu quả.

Hoài Nam
TIN LIÊN QUAN

Chung tay hỗ trợ Hải Dương chống dịch COVID-19

Long Vũ |

Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID- 19 tại tỉnh Hải Dương, sáng 18.2, T.Ư Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã trao tặng 2.000 bộ kit xét nghiệm COVID- 19 cho Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương. Cũng trong chiều nay 18.2, thành phố Hà Nội gửi tới Hải Dương 2 tỷ đồng và 50.000 khẩu trang y tế để chia sẻ 1 phần khó khăn của tỉnh.

Sau Tết, giáo viên tìm đủ cách để "kéo" học sinh miền núi đến lớp

HƯNG THƠ |

Sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu, giáo viên ở các trường học miền núi phía Tây tỉnh Quảng Trị phải vào các bản làng huy động học sinh đến lớp. Các thầy, cô giáo chuẩn bị sẵn sách, bút và bao lì xì động viên các em. Đặc biệt, để phòng dịch COVID-19, ngày đầu năm mới, các em được tặng khẩu trang, hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Vingroup trao tặng 1.000 máy thở cho Nga, Ucraina và Singapore

THANH HUYỀN |

Ngày 10.7.2020, tập đoàn Vingroup đã hoàn tất việc trao tặng máy thở cho Singapore và trao tặng đợt 1 cho Nga và Ucraina. Tổng lô đầu tiên là 1.000 máy thở xâm nhập Vsmart VFS-510 do Vingroup sản xuất phi lợi nhuận, nhằm hỗ trợ công tác điều trị dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại các quốc gia.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.