Bên trong căn nhà cũ kỹ che nắng mưa cho các cụ già bán vé số giữa TPHCM

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

Cuộc sống của những cụ già bán vé số nương tựa vào nhau trong căn nhà chỉ rộng hơn 20m2 tại số 22/21A Nguyễn Văn Cừ, P. Cầu Kho, Quận 1 vốn đã khó khăn nay lại bộn bề hơn bội phần khi TPHCM tạm dừng hoạt động bán vé số của đại lý vé số, bán vé số dạo, để phòng dịch.

Căn nhà nhỏ số 24/22A, trên đường Nguyễn Văn Cừ (P.Cầu Kho, Quận 1) dù có cũ kỹ, chật chội nhưng đang là nơi sinh sống của gần một chục cụ già bán vé số.
Phía bên ngoài cửa nhà là những chiếc xe đạp, xe máy 3 bánh - phương tiện của những cụ già ở nơi đây dùng để đi bán vé số mỗi ngày, được treo và khóa gọn gàng vì những ngày gần đây TPHCM áp dụng Chỉ thị 16, các cụ không còn đi bán vé số nữa.
Mỗi người một điểm xuất phát nhưng họ có chung quê hương Phú Yên và số phận nghèo khó. Từ khoảng hơn 6 năm nay, họ rủ nhau về sinh sống trong căn nhà này, cùng đi làm nghề bán vé số để kiếm sống qua ngày.
Mỗi người một điểm xuất phát nhưng họ có chung quê hương Phú Yên và số phận nghèo khó. Từ khoảng hơn 6 năm nay, họ rủ nhau về sinh sống trong căn nhà này, cùng đi làm nghề bán vé số để kiếm sống qua ngày.
Từ lúc TPHCM bùng phát dịch bệnh và đặc biệt từ khi áp dụng Chỉ thị 16, không còn được ra đường bán hàng, họ không còn nguồn thu nào. Ai cũng ở nhà, từ đó mỗi người một chân một tay lo công việc ăn uống, dọn dẹp.
Trong nhà có một số người ở tuổi trung niên, nên mọi người phân công mỗi người làm một việc giúp đỡ cho các cụ già hơn. Người nấu cơm, người làm đồ ăn.
Bà Đào Thị Lơ bỏ đồng ruộng ngoài quê vào TPHCM đi bán vé số. Tuy nhiên, do không bán được nhiều nên mọi người khuyên chị ở nhà trong nhà và nấu ăn. "Trước đây mỗi ngày tôi chi hết khoảng 150 ngàn đồng cho việc đi chợ, nấu nướng. Dịch khiến nguồn thu không còn nữa, nên bữa cơm hiện nay cũng giản đơn hơn. Một món ăn nấu lên cũng chia đôi để dành cho 2 bữa"- Bà Lơ nói.
Bà Lương Thị Như Mai (sinh năm 1962) vừa lấy gạo vừa nói: "Mùa dịch nên lúc nấu cơm thì gạo tôi cũng lấy ít hơn để còn để dành. Tình hình không biết khi nào mới có thể đi bán lại, không tiết kiệm lại thì sau không biết sẽ khó khăn thế nào".
Trong khi rảnh rỗi, mọi người ngồi quây quần lại trong không gian tại căn "phòng sinh hoạt chung" để xem tivi và nói chuyện. Tuy cuộc sống có mệt mỏi khó khăn, nhưng cuộc sống ở trong căn nhà này vẫn đầy ắp sự ấm áp, thân thương giữa những con người vốn dĩ xa lạ.
Khoảng thời gian trước đây khi chưa xảy ra dịch bệnh, mọi người thường đi làm từ sáng đến chiều, có người tranh thủ đi bán thêm vé số hoặc nghỉ ngơi tại nhà. Tuy nhiên hiện nay, tất cả mọi người đều ở nhà cả ngày. Căn nhà vốn chật lại thêm nhiều đồ đạc chất chồng. Dù sinh hoạt gặp nhiều bất tiện nhưng mọi người đều tự nhủ cố gắng vì nhau.
Những túi đồ cá nhân để đi bán hàng của từng người được treo lên tường.
Tủ thuốc chung của căn nhà cũng đơn sơ chỉ có vài hộp thuốc, những loại thuốc cơ bản nhất như giảm đau, hạ sốt, đau bụng cũng gần như không có.
Hơn một nửa “nhân khẩu” trong ngôi nhà đều gắn bó với nơi đây đã từ 3-4 năm. Có thời điểm, căn nhà nhỏ bé này là nơi trú ngụ của gần 30 mảnh đời.
Hôm nay 14.7, cán bộ phường Cầu Kho, Quận 1 đã tới tận nơi trao tiền hỗ trợ cho những cụ già sống trong căn nhà này. Nhận được số tiền 1,5 triệu đồng mỗi người, ai cũng mừng vui vì đỡ được phần nào những khó khăn trong những ngày sắp tới khi không thể đi bán kiếm tiền.
Bà Đỗ Thị Lan (72 tuổi) sau nhận được tiền hỗ trợ liền chống gậy ra đầu ngõ mua thuốc. "Tôi bị đau chân từ lâu lắm rồi, trước đây đi bán kiếm được bao nhiêu tiền tôi đi mua thuốc rồi chữa trị hết từng đó mà vẫn không đỡ chút nào"- Bà Lan kể.
KHÁNH LINH - ANH TÚ
TIN LIÊN QUAN

Giọt nước mắt xen lẫn nụ cười của người lao động nghèo khi nhận tiền hỗ trợ

ANH TÚ - KHÁNH LINH |

Người lao động tự do, người bán vé số, bán ve chai, hàng rong... là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội hiện nay khi dịch bệnh xảy ra. Nhưng vài ngày gần đây, họ đã có thể nở nụ cười nhẹ nhõm hơn khi được cán bộ phường đến tận nhà, trao tận tay số tiền hỗ trợ trong gói 886 tỉ đồng của TPHCM, giúp họ trang trải cuộc sống trước mắt.

Tiếp sức cho người bán vé số vượt qua khó khăn trong đại dịch

BẠCH CÚC - TRÂN TRÂM |

Ảnh hưởng bởi dịch bệnh, các tỉnh, thành phía Nam đã tạm dừng phát hành vé số kiến thiết. Gánh nặng mưu sinh càng đè nặng lên đôi vai những người lao động tự do này.

TPHCM tạm dừng bán vé số dạo, các dịch vụ ăn uống mang về từ 0h ngày 9.7

MINH QUÂN |

TPHCM tạm dừng hoạt động bán vé số dạo, các dịch vụ ăn uống mang về trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 9.7.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.