Cây cầu gỗ lợp lá hơn 700 tuổi độc nhất vô nhị ở Nam Định

Lương Hà |

Nam Định - Được xây dựng từ thời Lý, cầu lợp làng Kênh (thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh) là cầu mái lợp mái lá duy nhất còn lưu lại những giá trị lịch sử hiếm có của làng quê Việt Nam.

aaaa
Cây cầu độc đáo này tọa lạc ở làng Kênh, thị trấn Cổ Lễ (nay là Tổ dân phố Đông Bắc Đồng, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định), được xây vào đời Lý, cách đây khoảng 700 năm, sau khi triều đình cho đào một con kênh dẫn nước từ sông Hồng vào để tưới tiêu cho cả một vùng thuộc trấn Sơn Nam hạ.
Trải qua 700 năm, đến nay, cầu vẫn giữ nguyên được kết cấu kiến trúc cổ kính và độc đáo. Đây là cây cầu nối hai bờ sông Hải Ninh, cũng là con đường độc đạo dẫn vào chùa Cổ Lễ phục vụ người dân đi lễ chùa ngày xưa.
Trải qua 700 năm, đến nay, cầu vẫn giữ nguyên được kết cấu kiến trúc cổ kính và độc đáo. Đây là cây cầu nối hai bờ sông Hải Ninh, cũng là con đường độc đạo dẫn vào chùa Cổ Lễ phục vụ người dân đi lễ chùa ngày xưa. Trước đây, cầu được đặt theo theo hướng Bắc Nam. Sau đó, do hệ thống sông ngòi được chỉnh trang lại nên cây cầu đã đổi sang hướng Đông Tây để phù hợp với sinh hoạt, đi lại của người dân.
aaaa
Cầu lợp làng Kênh có 5 nhịp, mỗi nhịp từ 1m45 - 1m65, tạo nên một công trình dài 10m, rộng 4m, cao 3m tính từ mặt sàn lên. Toàn bộ cột, xà, sàn cầu được làm bằng gỗ lim, sàn cầu được ghép bằng những tấm gỗ dày, rộng hơn 40cm.
aaa
Cây cầu có 28 cột, trong đó có 4 cột chính được cắm sâu dưới lòng sông, mỗi cột có đường kính trên 50cm. Theo thời gian, các cột chính bị bào mòn, người dân đã thay cột gỗ mới.
Ngay từ khi mới xây dựng, những người thợ đã không chọn lợp mái cầu bằng ngói mà lợp bằng cây bổi (cây cói), loại cây trồng ở các vùng đất bãi mặn, lợ ven biển, do bổi nhẹ hơn, xốp hơn, chịu được gió bão. Khi nào lớp bổi mục thì người dân sẽ lợp lớp lá mới.
Ngay từ khi mới xây dựng, những người thợ đã không chọn lợp mái cầu bằng ngói mà lợp bằng cây bổi (cây cói), loại cây trồng ở các vùng đất bãi mặn, lợ ven biển, do bổi nhẹ hơn, xốp hơn, chịu được gió bão. Khi nào lớp bổi mục thì người dân sẽ lợp lớp lá mới.
Người dân địa phương cho biết sau nhiều lần trùng tu, sửa mái, ngày nay mái cầu được chuyển sang lợp bằng lá cọ thay cho lá bổi. Toàn bộ các bẹ cọ được tếp chặt với vì kèo và được gia cố buộc lại bằng sợi mây, làm cho mái cầu rất chắc chắn, không lo gió bão làm hỏng.
Người dân địa phương cho biết, sau nhiều lần trùng tu, sửa mái, ngày nay mái cầu được chuyển sang lợp bằng lá cọ thay cho lá bổi. Toàn bộ các bẹ cọ được tếp chặt với vì kèo và được gia cố buộc lại bằng sợi mây, làm cho mái của cầu rất chắc chắn, không lo gió bão làm hỏng.
Dòng chữ ghi niên đại hình thành Cầu lợp Làng Kênh.
Dòng chữ ghi niên đại hình thành cầu lợp làng Kênh (ảnh). Năm 2014, sau khi trùng tu xong, người dân cũng đã khắc 1 dòng chữ Nho ghi lại thời gian trùng tu lại cầu để các về đời sau biết được các mốc thời gian quan trọng này.
aaa
Ngày nay, cầu lợp làng Kênh trở thành điểm đến không thể bỏ lỡ của nhiều du khách khi đến với Nam Định. Anh Trần Văn Kiên (Hà Nội) cho biết: "Dịp lễ mùng 2.9 này, Nam Định là địa điểm được cả gia đình tôi lựa chọn để khám phá. Trong đó, cầu ngói lợp lá ở thị trấn Cổ Lễ là điểm đến thứ 2 để lại nhiều ấn tượng trong tôi với thiết kế độc đáo và vẻ đẹp cổ kính".
Ngoài cầu Lợp làng Kênh, ở Nam Định còn có cầu Ngói chợ Lương (huyện Hải Hậu), cầu ngói chợ Thượng (huyện Nam Trực) vẫn còn giữ được thiết kế với kiểu kiến trúc “Thượng gia hạ kiều“, tức trên là nhà, dưới là cầu.
Ngoài cầu lợp làng Kênh, ở Nam Định còn có cầu Ngói chợ Lương (huyện Hải Hậu), cầu ngói chợ Thượng (huyện Nam Trực) vẫn còn giữ được thiết kế với kiểu kiến trúc “Thượng gia hạ kiều“, tức trên là nhà, dưới là cầu.
Lương Hà
TIN LIÊN QUAN

Toàn cảnh tuyến đường bộ ven biển qua Nam Định gần 2.700 tỉ đồng dần hình thành

Lương Hà |

Nam Định - Dự án tuyến đường bộ ven biển dài 65,58 km; đoạn qua tỉnh Nam Định có tổng mức đầu tư gần 2.700 tỉ đồng đang dần hình thành sau gần 3 năm khởi công xây dựng.

Bộ tượng Trúc Lâm Tam Tổ - Bảo vật quốc gia, hiện vật gốc độc bản ở Nam Định

Lương Hà |

Nam Định - Bộ tượng Trúc Lâm Tam Tổ có niên đại từ thế kỷ XVII trong chùa Phổ Minh (phường Lộc Vượng, TP Nam Định) là bảo vật quốc gia có hiện trạng còn nguyên vẹn.

Chiêm ngưỡng ngôi nhà cổ hơn 150 tuổi giữ nguyên kiến trúc ở Thái Bình

Lương Hà |

Thái Bình - Được xây dựng từ những năm 1872, đến nay ngôi nhà cổ của gia đình ông Phạm Văn Chủ (61 tuổi; thôn Tuy Lai, xã Minh Khai, huyện Hưng Hà) vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ kính xưa.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhận thêm nhiệm vụ

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình được phân công là Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.

Nước màu đỏ tràn vào khu dân cư ở Hà Nội

KHÁNH AN |

Dòng nước màu đỏ tràn vào khu tập thể Phú Minh (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) khiến người dân lo lắng.

Dự báo cường độ áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão số 4

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, khi áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4 sẽ có cường độ cấp 8 - 9.

Phân bổ tiền hỗ trợ 26 địa phương bị ảnh hưởng bão lũ

PHẠM ĐÔNG - MINH KHÔI |

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương sẽ tổ chức các đoàn giám sát việc phân bổ nguồn lực tại các địa phương nhận hỗ trợ do bị bão lũ.

Khách Hàn Quốc đổ xô du lịch Việt Nam dịp Trung Thu

Đan Thanh |

Kỳ nghỉ Tết Trung thu năm nay, khách Hàn Quốc du lịch nội địa và quốc tế tăng mạnh, đặc biệt tới Thái Lan, Việt Nam.