Đá vô tri biến hoá ngoạn mục thành sản phẩm nghệ thuật qua tay người thợ

Nhật Vũ - Tạ Quang |

Đến với nghề từ cái duyên, nhưng để “trụ” với nghề rất cần sự cần mẫn, chịu khó. Để tạo ra được những tác phẩm nghệ thuật, người làm nghề phải cặm cụi đục, đẽo “bốp bốp, chát chát” trước đá. Tiếng ồn và bụi trắng từ tiếng kêu “lẹt xẹt” của chiếc máy tiện đá phủ kín khuôn mặt, đầu tóc và cả đôi bàn tay chai sạn của họ.

Những thợ tạc tượng đá đến với nghề bằng nhiều lý do nhưng đặc điểm chung dễ thấy ở họ là sự cần mẫn, tỉ  mỉ.
Dưới trời nắng gắt, những người thợ ở một xưởng đá mỹ nghệ (Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn đang miệt mài với công việc. Những thợ tạc tượng đá đến với nghề bằng nhiều lý do nhưng đặc điểm chung dễ thấy ở họ là sự cần mẫn, tỉ mỉ.
Để tạo ra từng pho tượng mang tính nghệ thuật, người làm nghề phải cặm cụi đục, đẽo, chịu đựng những âm thanh đến nhức óc từ máy tiện và bụi trắng phủ kín mặt, đầu, tóc và cả đôi tay chai sạn của họ.
Để tạo ra từng pho tượng mang tính nghệ thuật, người làm nghề phải cặm cụi đục, đẽo, chịu đựng những âm thanh đến nhức óc từ máy tiện và bụi trắng phủ kín mặt, đầu, tóc và cả đôi tay chai sạn của họ.
Khâu vẽ tạo ra tác phẩm bằng bút sáp cũng cực kỳ quan trọng. Đây cũng là khâu quyết định “linh hồn” cho một sản phẩm nên hầu hết những người thợ cả có kinh nghiệm mới được làm”.
Khâu vẽ tạo ra tác phẩm bằng bút sáp cũng cực kỳ quan trọng. Đây cũng là khâu quyết định “linh hồn” cho một sản phẩm nên hầu hết những người thợ cả có kinh nghiệm mới được làm”.
Nguyên liệu chính được nhập là các loại đá quý Nghệ An, Thanh Hóa, Tây Nguyên, Đà Nẵng…; Tuy nhiên nhiều loại đá quý khác phải nhập từ Canada và Pakistan...vv
Nguyên liệu chính được nhập là các loại đá quý Nghệ An, Thanh Hóa, Tây Nguyên, Đà Nẵng…Tuy nhiên nhiều loại đá quý khác phải nhập từ Canada và Pakistan...
Khâu cuối cùng là tiến hành tượng. Đầu tiên, người thợ đục thô (hay còn gọi là phá phôi) tạo hình hài cho một sản phẩm để rồi theo đó những người thợ sẽ đục theo từng chi tiết đã phá. Những đường nét tinh xảo, cân đối hay thần thái của một bức tượng phụ thuộc rất nhiều vào khâu này.
Khâu cuối cùng là tiến hành tượng. Đầu tiên, người thợ đục thô (hay còn gọi là phá phôi) tạo hình hài cho một sản phẩm để rồi theo đó những người thợ sẽ đục theo từng chi tiết đã phá. Những đường nét tinh xảo, cân đối hay thần thái của một bức tượng phụ thuộc rất nhiều vào khâu này.
Công đoạn chế tác chi tiết đều được bơm nước để tránh bụi cho người thợ.
Công đoạn chế tác chi tiết đều được bơm nước để tránh bụi cho người thợ.
Nhìn người thợ chăm chỉ đục, đẽo, chạm khắc tạo ra những bức tượng đẹp đến mê hồn, nhưng ai biết rằng đằng sau những sản phẩm kia không biết có bao nhiêu mồ hôi, công sức đổ ra.
Nhìn người thợ chăm chỉ đục, đẽo, chạm khắc tạo ra những bức tượng đẹp đến mê hồn, nhưng ai biết rằng đằng sau những sản phẩm kia không biết có bao nhiêu mồ hôi, công sức đổ ra.
Mỗi sản phẩm mang một vẻ đẹp riêng nhưng tất cả đều được thực hiện rất tỉ mỉ, công phu và có thần.
Mỗi sản phẩm mang một vẻ đẹp riêng nhưng tất cả đều được thực hiện rất tỉ mỉ, công phu và có thần.
Có thể thấy, những người thợ từng nghe “đá khóc”, “đá cười”, “đá hát” mới hiểu được lòng dạ đá. Ðá bao bọc, gắn bó và lòng say mê nghề nghiệp mà người thợ đã “thổi hồn” vào đá. Tuy vất vả, nhưng mỗi bức tượng được hoàn thành có thể nói là niềm vui sướng nhất mà người thợ đá có được. Những phiến đá vô tri, vô giác, qua bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân tạc đá tài hoa đã trở nên rất sống động và có “hồn”.
Những người thợ từng nghe “đá khóc”, “đá cười”, “đá hát” mới hiểu được lòng dạ đá. Ðá bao bọc, gắn bó và lòng say mê nghề nghiệp mà người thợ đã “thổi hồn” vào đá. Tuy vất vả, nhưng mỗi bức tượng được hoàn thành có thể nói là niềm vui sướng nhất mà người thợ đá có được. Những phiến đá vô tri, vô giác, qua bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân tạc đá tài hoa đã trở nên rất sống động và có “hồn”.
Nhật Vũ - Tạ Quang
TIN LIÊN QUAN

Nhọc nhằn nghề “thổi hồn” vào đá ong ở Bình Yên

Lan Nhi - Tùng Giang |

Bằng sự khéo léo, tỉ mỉ trong từng chi tiết, những người thợ điêu khắc, chạm trổ đá ong ở xã Bình Yên (huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội) đã biến từ tảng đá trầm tích, thô sơ trở thành các tác phẩm nghệ thuật tràn đầy xúc cảm, cuốn hút người xem.

Đôi bàn tay vàng "thổi hồn" cho gốm sứ Việt

Nhật Vũ |

Nghệ nhân Phạm Anh Đạo sinh năm 1977, trong một gia đình có truyền thống làm gốm ở Bát Tràng. Do dùng thuốc kháng sinh liều cao khi còn nhỏ mà đôi tai anh gần như bị điếc, khiến khả năng nói và diễn đạt của anh trở nên rất khó khăn. Nhưng bù lại, anh Đạo có đôi “bàn tay vàng”. Anh là nghệ nhận trẻ tuổi nhất của làng gốm Bát Tràng được Sở Công Thương Hà Nội trao tặng danh hiệu nghệ nhân (khi mới 31 tuổi).

Đôi “bàn tay vàng” của nghệ nhân gốm khiếm thính

Nhật Vũ |

Không thể nghe nhưng bù lại nghệ nhân khiếm thính Phạm Anh Đạo - nghệ nhân gốm vuốt tay trẻ nhất làng gốm Bát Tràng lại có “bàn tay vàng”, biến nắm đất vô tri trở thành những chiếc bình gốm, những chiếc vò nghệ thuật khiến nhiều người mê mẩn.

Đoàn cấp cao Tổng LĐLĐVN làm việc với Liên hiệp toàn quốc các CĐ Nhật Bản

Ban Đối ngoại |

Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN dẫn đầu Đoàn đại biểu Tổng Liên đoàn thăm và làm việc tại Nhật Bản từ 3 - 7.10.

Cập nhật kịch bản tăng trưởng, quý IV phấn đấu đạt 7,6-8%

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng kiến nghị phấn đấu tăng trưởng quý IV khoảng 7,6-8%, giúp tăng trưởng cả năm đạt và vượt 7%.

Tái khởi động dự án hơn 17 tỉ đồng sau phản ánh của Lao Động

THANH BÌNH - QUANG ĐẠT |

Sau phản ánh của Báo Lao Động, dự án hơn 17 tỉ đồng sửa chữa con đường lầy lội vào xã nông thôn mới đầu tiên tại Điện Biên đã được tái khởi động.

Ngành lọt top 2 về thu hút vốn FDI gọi tên bất động sản

Thạch Lam |

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 9 tháng năm 2024, bất động sản là ngành đứng thứ 2 về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Trực thăng Nga tung hỏa lực vô hiệu hóa quân Ukraina ở Kursk

Song Minh |

Bộ Quốc phòng Nga cho biết quân đội Ukraina đã mất 200 binh lính chỉ trong 24 giờ qua ở tỉnh Kursk của Nga.