Đắn đo giữa đóng hay mở, tiểu thương “vùng cam” Hà Nội trước nỗi lo mất tết

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Hà Nội - Nhiều chủ cửa hàng kinh doanh ăn uống thuộc khu vực nguy cơ cao (vùng cam) tại thành phố đang phải đắn đo, lựa chọn giữa việc đóng hay tiếp tục mở hàng quán để duy trì kinh doanh bởi “càng cố càng lỗ”.

 
Những tháng cuối năm là mùa cao điểm để tiểu thương kinh doanh, phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Thế nhưng vì tình hình dịch bệnh, đến thời điểm hiện tại, nhiều hàng quán tại các quận nguy cơ cao Đống Đa, Hai Bà Trưng luôn trong tình trạng vắng bóng người qua lại do không phải mặt hàng thiết yếu.
 
Khu dịch vụ ăn uống sầm uất trên phố Huỳnh Thúc Kháng (Đống Đa) đìu hiu, vắng vẻ, nhiều hàng quán đã đóng cửa dừng hoạt động.
 
Những chiếc bàn ăn phủ bụi trắng xóa lâu ngày vì không có khách ghé thăm.
Trước tình trạng trên, nhiều chủ nhà hàng, quán ăn bày tỏ sự lo lắng khi đang “vào mùa” kinh doanh cuối năm. Chị Thúy Hằng, chủ một cơ sở kinh quán ăn trên đường Láng (Đống Đa) cho biết:” Một năm vừa qua là quãng thời gian đáng quên của nghề. Buôn bán bếp bênh, nay đóng mai mở, nguồn thu của cả gia đình chỉ dựa vào quán ăn vỏn vẹn hơn 15m2 này nhưng càng cố cầm cự gia đình tôi càng lỗ vồn”.
Trước tình trạng trên, nhiều chủ nhà hàng, quán ăn bày tỏ sự lo lắng khi đang “vào mùa” kinh doanh cuối năm. Chị Thúy Hằng, chủ một quán ăn trên đường Láng (Đống Đa) cho biết: "Một năm vừa qua là quãng thời gian đáng quên của nghề. Buôn bán bấp bênh, nay đóng mai mở, nguồn thu của cả gia đình tôi chỉ dựa vào quán ăn vỏn vẹn hơn 15m2 này. Nhưng càng cố cầm cự gia đình tôi càng lỗ vốn”.
Theo chị Hằng, cả năm nay gần như không thể hoạt động nhưng vừa rồi gia đình phải đầu tư thêm để chuẩn bị “gỡ gạc” dịp cuối năm. Trước tình hình dịch bùng phát như hiện tại, chị vô cùng lo lắng vì việc bán hàng mang về hiện không mang lại hiệu quả lợi nhuận.
Theo chị Hằng, cả năm nay gần như không thể hoạt động yên ổn. Trước tình hình dịch bùng phát như hiện tại, chị vô cùng lo lắng vì việc bán hàng mang về không mang lại lợi nhuận.
 
 
Một thương hiệu cà phê nổi tiếng tại quận Đống Đa nhưng không một bóng khách tới mua hàng.
 
Không chỉ quận Đống Đa, vì tình hình dịch COVID-19 gia tăng, quận Hai Bà Trưng cũng đã tăng cường biện pháp phòng dịch. Trong đó, các đơn vị kinh doanh ăn uống cũng chỉ được bán mang về. Chị Minh Hòa (chủ một quán cà phê trên phố Hàng Chuối, quận Hai Bà Trưng) than thở: "Mặt bằng thuê quán đắt đỏ, nhưng việc kinh doanh ảm đảm cứ kéo dài mãi không có hồi kết".
 
Để tránh phát sinh chi phí, nhiều chủ cửa hàng, quán cà phê đã chọn cách tạm đóng cửa. Hiện chị Hòa đang đắn đo, lựa chọn giữa việc đóng hay tiếp tục mở cửa quán để duy trì kinh doanh bởi “càng cố càng lỗ”.
“Trước cửa hàng có 5, 7 nhân viên, giờ chỉ còn 2 người. Nhưng với tình hình hiện tại, tôi đang cân nhắc để nhân viên về quê vì ở lại cũng không có việc để làm. Nhưng nếu đóng cửa nghỉ kinh doanh thì tiền thuê mặt bằng luôn là nỗi ám ảnh. Cả chủ và nhân viên chúng tôi đang đứng trước nguy cơ mất tết”, chị Hòa chia sẻ.
 
Dù trưng biển “bán mang về” nhưng lượng khách đến mua là vô cùng hiếm hoi.
Dù trưng biển “bán mang về” nhưng lượng khách đến mua là vô cùng hiếm hoi.
 
 
Với tình hình dịch bệnh lúc nào cũng có thể bùng phát trở lại, nhiều chủ hàng quán ăn dịch vụ lo lắng mất mùa tết năm nay.
 
Các hàng quán trên phố Hàng Chuối mở cửa lưng chừng, vắng khách qua lại.
Tùng Giang - Đinh Thiện
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: 4 cán bộ là F0, tạm phong tỏa trụ sở Công an phường Mai Động

Tùng Giang |

Hà Nội – Trụ sở Công an phường Mai Động đã tạm phong tỏa sau khi đơn vị này ghi nhận 4 cán bộ công an dương tính với SARS-CoV-2.

Hà Nội: Ra quân xử phạt người "bỏ khẩu trang" nơi công cộng dịp cuối năm

Nhật Huy - Tùng Giang |

Hà Nội - Ngày 20.12, các lực lượng chức năng quận Hoàn Kiếm tổ chức ra quân kiểm tra và xử phạt các trường hợp vi phạm về công tác phòng chống COVID-19, trên nhiều tuyến phố như Hàng Mã, Nhà Thờ, Nhà Chung,...

Kiểm soát thế nào khi dân quận “vùng cam” sang quận khác ăn uống tại chỗ?

Tùng Giang - Hà Phương |

Hà Nội - Dù chỉ cách một ngãy tư, một cây cầu nhưng nơi hàng quán kinh doanh im ắng vắng lặng, nơi tấp nập khách qua lại, ăn uống phục vụ tại chỗ khiến nhiều người dân thắc mắc liệu phương án phòng dịch như hiện nay có thật sự hiệu quả?

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.