Lào Cai: Ngán cảnh ăn cơm trong màn, dân bán nhà cả chục năm không ai mua

Văn Đức |

Lào Cai - Hàng chục hộ dân tại huyện Bảo Thắng muốn bán nhà để chuyển đi nơi khác vì nguồn nước, không khí bị ô nhiễm do gần bãi rác thải nhưng không ai mua.

Từ hàng chục năm nay, hàng chục hộ dân thôn Làng My, xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng bị ảnh hưởng bởi nguồn nước và không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng từ bãi rác thải Xuân Quang gây ra.
Từ nhiều năm nay, hàng chục hộ dân thôn Làng My, xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng bị ảnh hưởng nặng nề bởi nguồn nước và không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng từ bãi rác thải gây ra.
Ngày 4.11, có mặt tại bãi rác thải. PV dễ dàng nhận thấy một khoảng đất rộng hàng chục ha, đã được san phẳng. Tại đây, hàng ngàn tấn rác thải được chất đống bốc mùi nồng nặc, ruồi bọ, chim cò bay tứ tung.
Ngày 4.11, có mặt tại thôn làng My, xã Xuân Quang. PV dễ dàng nhận thấy một khoảng đất rộng hàng chục ha, đã được san phẳng trên đỉnh một con dốc. Trên bãi đất là hàng ngàn tấn rác thải được chất đống bốc mùi nồng nặc, ruồi bọ, chim cò bay tứ tung.
Ngay cổng vào là khu nhà để xe, nghỉ ngơi của công nhân vệ sinh. Các dãy nhà đóng kín cửa không thấy có hoạt động gì. Trong bãi có 1 máy xúc nhưng để từ sáng đến chiều không thấy ai sử dụng. Phía giáp đường là bể chứa nước màu đen kịt.
Ngay cổng vào là khu nhà để xe, nghỉ ngơi của công nhân vệ sinh. Các dãy nhà đóng kín cửa im ỉm. Trên bãi có 1 máy xúc nhưng để từ sáng đến chiều không ai sử dụng. Phía giáp đường là bể chứa nước màu đen kịt.
Điều đáng nói là bãi rác này lại nằm ngay đầu nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu của người dân và cách khu dân cư chưa đầy 200m. Do chưa được xử lý nên hàng ngày nước thải từ bãi rác chảy theo nguồn nước dẫn đến ô nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân.
Điều đáng nói là bãi rác này lại nằm ngay đầu nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu của người dân và cách khu dân cư chưa đầy 200m. Dòng suối bên cạnh cũng nhuốm màu đen kịt do nước từ bãi rác chảy theo nguồn nước chảy và ngấm vào nguồn nước sinh hoạt của người dân.
Trao đổi với PV, anh Lê Tiến Thành (thôn làng My) cho biết: “Mỗi ngày gia đình tốn hàng chục nghìn mua bẫy ruồi. Thế nhưng không lúc nào không vãn ruồi, bọ đi được, cơm vừa ăn cũng vừa phải úp để tránh ruồi bọ vào”.
Trao đổi với PV, anh Lê VănThành (thôn Làng My) cho biết: “Mỗi ngày gia đình tốn hàng chục nghìn mua bẫy ruồi. Thế nhưng không lúc nào hết. Cơm vừa ăn vừa phải úp lồng bàn hoặc chui vào màn để tránh ruồi nhặng vào”.
Anh Thành cho biết: “Không có chỗ nào thì phải cắn răng mà ở, bán không ai dám mua. Mấy năm trước có ao nhỏ nuôi cá thì nước thải từ bãi rác chảy liên tục vào khiến cá chết sạch. Giờ lấp ao đi trồng mấy cây ăn quả nhưng cũng không thấy lớn, ra được 1-2 quả thì cũng sứt sẹo, thối nhũn hết”.
Anh Thành chia sẻ: “Nhà có ao nuôi cá thì chết, lấp đất trồng mấy cây ăn quả thì còi cọc, ra  được vài quả thì cũng thối, hỏng. Kinh tế gia đình chỉ trông chờ vào đàn gà. Nhưng cũng 50 -50 vì chỉ cần ăn phải nước từ bãi rác ngấm ra dính hóa chất là lại đi cả đàn".
Thê thảm hơn nhà anh Thành, ông Trần Văn Quang chia sẻ: “Trước đây 2 ao trước cửa nhà ông sơn thủy hữu tình, nuôi được đàn ngan được bà con ví như đàn thiên nga vì con nào cũng to, béo, trắng đẹp. Thế nhưng sau 1 đêm cả đàn nằm phơi bụng chết trắng trên ao”.
Thê thảm hơn nhà anh Thành, ông Trần Văn Quang chia sẻ: “Mấy năm trước 2 ao trước cửa nhà ông nuôi ngan có tiếng của vùng. Bà con ai cũng tấm tắc khen, ví như đàn thiên nga vì con nào cũng to, béo, trắng đẹp. Thế nhưng sau 1 đêm cả đàn nằm phơi bụng chết trắng trên ao”.
Vừa nói chuyện, ông vừa nghẹn ngào cho biết, giờ nhà cửa cũng không muốn thu dọn, ao có nhưng cá không nuôi được. Còn mấy con ngan nuôi cũng quá nứa rồi không ai dám mua vì sợ nhiễm bệnh. Bản thân làm nghề mộc nhưng cũng phải bỏ vì thợ không dám đến làm. Tiền không biết được bao nhiêu rước bệnh vào người. Đến con cháu cũng không dám về thăm bố vì ở đây ô nhiễm quá.
Theo ông Quang, nguyên nhân chủ yếu của việc này do nước từ bãi rác thải chảy ra hòa vào suối đổ thẳng vào ao của gia đình khiến cho cả đàn ngan nhà ông chết trắng. Ông đã nhiều lần muốn bán nhà chuyển về ở với con cái nhưng khổ nỗi đến cả chục năm nay rồi mà không ai mua vì môi trường quá ô nhiễm.
Ông Đặng Văn Long, Trưởng thôn Làng My, xã Xuân Quang, huyện Bảo thắng cho biết: “Trong thôn có 15 hộ ảnh hưởng trực tiếp cần được di dời đến nơi ở mới. Tuy nhiên, để nói ảnh hưởng thì phải đến hàng trăm hộ gia đình cũng bị vì nguồn nước, vườn cây, ao cá, ruộng đồng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng”.
Ông Đặng Văn Long, Trưởng thôn Làng My cho biết: “Trong thôn có 15 hộ ảnh hưởng trực tiếp cần được di dời. Ngoài ra, hàng trăm hộ khác cũng bị ảnh hưởng từ bãi thải do ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng, đường xá đi lại cũng hư hỏng nặng nề.
Được biết, Bãi rác thải xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng được hình thành từ năm 2002. Huyện Bảo Thắng đã ký hợp đồng với một công ty môi trường trên địa bàn để thu gom vận chuyển rác tại khu vực thị trấn Phố Lu, Phong Niên, Xuân Quang. Tuy nhiên, do chôn lấp bằng hình thức thủ công, không có chống thấm, lót đáy nên ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm của người dân.
Theo thông tin từ Sở tài nguyên Môi trường tỉnh Lào Cai, bãi rác thải này được hình thành từ năm 2002. Đây là bãi rác thải của thị trấn Phố Lu, Phong Niên, Xuân Quang, Phong Hải dồn về. Tuy nhiên, do chôn lấp bằng hình thức thủ công, không có chống thấm, lót đáy nên ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm của người dân.
Đến năm 2016, một dự án cải tạo và nâng cấp bãi rác thôn Xuân Đâu đã được triển khai với tổng mức đầu tư 48 tỉ đồng, do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh làm chủ đầu tư. Theo kế hoạch, đến năm 2018, dự án này sẽ hoàn thành đi vào hoạt động để xử lý triệt để nguồn nước thải từ nhà máy rác bằng hệ thống chống thấm ngăn nước thải rò rỉ ra môi trường. Thay vào đó, nước thải sẽ được đưa vào những bể chứa rồi được xử lý bằng hóa chất trước khi thải ra môi trường. Thế nhưng đến nay, dự án này vẫn chưa thể hoàn thành theo cam kết của chủ đầu tư.
Đến năm 2016, dự án cải tạo và nâng cấp bãi rác đã được triển khai với tổng mức đầu tư 48 tỉ đồng, diện tích dành cho xây dựng của dự án là 11,6 ha, riêng khu chôn lấp rác hơn 3 ha.
Theo kế hoạch, đến năm 2018, dự án này sẽ hoàn thành đi vào hoạt động để xử lý triệt để nguồn nước thải từ nhà máy rác bằng hệ thống chống thấm ngăn nước thải rò rỉ ra môi trường. Thay vào đó, nước thải sẽ được đưa vào những bể chứa rồi được xử lý bằng hóa chất trước khi thải ra môi trường. Thế nhưng đến nay, dự án này vẫn chưa thể hoàn thành theo cam kết của chủ đầu tư.
Theo kế hoạch, đến năm 2018, dự án này sẽ hoàn thành đi vào hoạt động để xử lý triệt để nguồn nước thải từ nhà máy rác bằng hệ thống chống thấm ngăn nước thải rò rỉ ra môi trường.Thế nhưng đến nay, dự án này vẫn chưa thể hoàn thành theo cam kết.
Văn Đức
TIN LIÊN QUAN

Bãi rác Nam Sơn tiếp nhận rác từ nội thành Hà Nội trở lại từ 19h hôm nay

Vương Trần |

Hà Nội - Từ 19h hôm nay, Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (bãi rác Nam Sơn, Sóc Sơn) có thể bắt đầu tiếp nhận các xe rác trở lại từ nội thành với khối lượng khoảng 1.000 tấn rác.

Chuyện lạ ở Lào Cai: Có đất, có ao nhưng không trồng trọt, chăn nuôi

Văn Đức |

Lào Cai - Các hộ dân sống gần khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng không trồng trọt, chăn nuôi gì vì làm cũng không có thu hoạch.

Chuyện lạ ở Lào Cai: Giữa thị trấn, nhà bán mấy chục triệu không ai mua

Văn Đức |

Lào Cai - Hàng trăm hộ dân ở giữa thị trấn Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng muốn bán nhà với giá rẻ mạt nhưng không ai mua.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.