Nghệ nhân một đời sống cùng phỗng đất dân gian

Long Nguyễn |

Bắc Ninh - Xã Song Hồ (Thuận Thành) từ lâu đã nổi tiếng là nơi phát tích của dòng tranh Đông Hồ, cũng là nơi bắt nguồn của phỗng đất, một trò chơi dân gian không thể thiếu trong những mâm cỗ trung thu của nhiều thế hệ trẻ em Kinh Bắc. Ông Phùng Đình Giáp (Song Hồ, Bắc Ninh) sinh năm 1952 là một trong những nghệ nhân cuối cùng còn làm phỗng.

Tại mảnh đất Bắc Ninh, có hai loại phỗng là phỗng giấy và phỗng đất. Tổ tiên của ông là những người đầu tiên nghĩ ra cách làm con phỗng bằng đất.
Tại mảnh đất Bắc Ninh, có hai loại phỗng là phỗng giấy và phỗng đất.
Ông Phùng Đình Giáp (Song Hồ, Bắc Ninh) sinh năm 1952 là nghệ nhân cuối cùng còn làm phỗng đất tại Việt Nam. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm phỗng bằng đất.
Ông Phùng Đình Giáp (Song Hồ, Bắc Ninh) sinh năm 1952 là nghệ nhân cuối cùng còn làm phỗng đất tại Việt Nam. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm phỗng bằng đất.
Ông Giáp kể: “Tôi không nhớ rõ mình bắt đầu làm phỗng đất từ bao giờ, vì từ đời ông tôi, bố tôi ai cũng làm phỗng cả. Tôi nhớ có lần học cấp một, cô giáo giao bài tập thủ công là cắt xé giấy thành các con vật, nhưng tôi lại nộp cho cô một con phỗng đất tôi tự tay làm. Lúc ấy tôi cũng run lắm, vì làm không giống yêu cầu của cô. Thế mà sau khi nộp bài, tôi nhận được điểm 10 mĩ thuật. Cô còn tặng thêm một điểm 10 nữa vì sự sáng tạo và xin tôi luôn con phỗng đất. Đó là lần đầu tiên tôi biết mình làm phỗng cũng đẹp“.
Ông Giáp kể: “Tôi không nhớ rõ mình bắt đầu làm phỗng đất từ bao giờ, vì từ đời ông tôi, bố tôi ai cũng làm phỗng cả. Tôi nhớ có lần học cấp một, cô giáo giao bài tập thủ công là cắt xé giấy thành các con vật, nhưng tôi lại nộp cho cô một con phỗng đất tôi tự tay làm. Lúc ấy tôi cũng run lắm, vì làm không giống yêu cầu của cô. Thế mà sau khi nộp bài, tôi nhận được điểm 10 mỹ thuật. Cô còn tặng thêm một điểm 10 nữa vì sự sáng tạo và xin tôi luôn con phỗng đất. Đó là lần đầu tiên tôi biết mình làm phỗng cũng đẹp“.
Con phỗng được nặn từ loại đất thó, nằm sâu 2m dưới lòng đất và chỉ có khoảng 20-25 cm.
Con phỗng được nặn từ loại đất thó, nằm sâu 2m dưới lòng đất và chỉ có khoảng 20-25 cm.
Sau khi được đào lên, miếng đất sẽ được vợ chồng ông đập thật nhuyễn rồi sàng cho thật mịn.
Sau khi được đào lên, miếng đất sẽ được vợ chồng ông đập thật nhuyễn rồi sàng cho thật mịn.
Sau khi thu được bột đất sẽ trộn cùng với giấy được ngâm từ lâu, tạo thành một loại chất dẻo kết dính như đất sét.
Sau khi thu được bột đất sẽ trộn cùng với giấy được ngâm từ lâu, tạo thành một loại chất dẻo kết dính như đất sét.
Chỉ bằng những vật dụng đơn sơ, như que tăm, cây bút bi hết mực, vài thanh sắt, nghệ nhân Phùng Đình Giáp đã biến những cục đất đơn điệu thành những hình dáng ngộ nghĩnh khác nhau. Khi thì là con gà, khi là con chim, con chuột..
Chỉ bằng những vật dụng đơn sơ, như que tăm, cây bút bi hết mực, vài thanh sắt, nghệ nhân Phùng Đình Giáp đã biến những cục đất đơn điệu thành những hình dáng ngộ nghĩnh khác nhau. Khi thì là con gà, khi là con chim, con chuột...
Theo truyền thống, một bộ phỗng đất Trung Thu gồm 5 nhân vật với 5 ý nghĩa biểu tượng khác nhau. Con chim thể hiện cho khát vọng hòa bình; con rùa gắn với biển cả bao la và sự tích thần Kim Quy - biểu tượng thiêng liêng được thần thánh hóa trong tâm trí người Việt; tượng phỗng người già và em bé thể hiện sự nối tiếp của đời người. Đặt ở vị trí trung tâm trong bộ năm tượng phỗng là nhân vật phỗng hình Phật mang ý nghĩa tâm linh, giáo dục con cháu sống đức độ, hiền lành, đúng mực.
Theo truyền thống, một bộ phỗng đất Trung Thu gồm 5 nhân vật với 5 ý nghĩa biểu tượng khác nhau. Con chim thể hiện cho khát vọng hòa bình; con rùa gắn với biển cả bao la và sự tích thần Kim Quy - biểu tượng thiêng liêng được thần thánh hóa trong tâm trí người Việt; tượng phỗng người già và em bé thể hiện sự nối tiếp của đời người. Đặt ở vị trí trung tâm trong bộ năm tượng phỗng là nhân vật phỗng hình Phật mang ý nghĩa tâm linh, giáo dục con cháu sống đức độ, hiền lành, đúng mực.
Mỗi khi làm việc, ông như để cả tâm tình vào miếng đất. “Tôi làm phỗng chẳng bao giờ để ý đến việc bao lâu sẽ xong, cứ ngồi xuống vân vê miếng đất là quên hết tất cả. Có khi tôi ngồi từ sáng sớm, ngẩng đầu lên là trời đã tối rồi”.
Mỗi khi làm việc, ông như để cả tâm tình vào miếng đất. “Tôi làm phỗng chẳng bao giờ để ý đến việc bao lâu sẽ xong, cứ ngồi xuống vân vê miếng đất là quên hết tất cả. Có khi tôi ngồi từ sáng sớm, ngẩng đầu lên là trời đã tối rồi”.
Khách hàng của ông Giáp chủ yếu là những người có niềm đam mê với đồ chơi dân gian. Hiện nay, tác phẩm của ông cũng được đặt tại một số bảo tàng trong thành phố Hà Nội.
Khách hàng của ông Giáp chủ yếu là những người có niềm đam mê với đồ chơi dân gian. Hiện nay, tác phẩm của ông cũng được đặt tại một số bảo tàng trong thành phố Hà Nội.
Do hiệu quả kinh tế đem lại không cao, lại chỉ bán được trong dịp trung thu. Tiền ít mà công sức bỏ ra nhiều, nhiều gia đình tại thôn Song Hồ đã bỏ phỗng đất để chuyển sang làm hàng mã. Tuy nhiên, ông Giáp vẫn quyết kiên trì đến cùng với phỗng đất dân gian. Ông truyền dạy cho con cháu của mình cách làm phỗng, ý nghĩa của từng hình tượng. Giờ đây cháu ông cũng có thể nặn thành thạo con phỗng.
Do hiệu quả kinh tế đem lại không cao, lại chỉ bán được trong dịp trung thu. Tiền ít mà công sức bỏ ra nhiều, nhiều gia đình tại thôn Song Hồ đã bỏ phỗng đất để chuyển sang làm hàng mã. Tuy nhiên, ông Giáp vẫn quyết kiên trì đến cùng với phỗng đất dân gian. Ông truyền dạy cho con cháu của mình cách làm phỗng, ý nghĩa của từng hình tượng. Giờ đây cháu ông cũng có thể nặn thành thạo con phỗng.
Bên cạnh việc làm phỗng đất dân gian với các hình tượng quen thuộc, ông Giáp còn sáng tạo thêm các hình tượng mới để phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Ngoài ra, cháu ông cũng đã lập fanpage trên nền tảng mạng xã hội Facebook để chia sẻ những câu chuyện về phỗng đất dân gian.
Bên cạnh việc làm phỗng đất dân gian với các hình tượng quen thuộc, ông Giáp còn sáng tạo thêm các hình tượng mới để phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Ngoài ra, cháu ông cũng đã lập fanpage trên nền tảng mạng xã hội Facebook để chia sẻ những câu chuyện về phỗng đất dân gian.
Tuy phỗng đất ngày nay được ít người biết đến. Song, giá trị của nó sẽ còn mãi với thời gian như một dấu tích về nét đẹp văn hoá của người Bắc Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung.
Tuy phỗng đất ngày nay được ít người biết đến. Song, giá trị của nó sẽ còn mãi với thời gian như một dấu tích về nét đẹp văn hoá của người Bắc Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung.

Long Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

TPHCM: Nghệ nhân 91 tuổi lưu giữ nghề làm giày thủ công

ANH TÚ- PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM - Trong khi nhiều thợ đóng giày thủ công đã chuyển sang nghề khác hoặc nghỉ hưu thì ông Trịnh Ngọc (91 tuổi) vẫn tỉ mẩn làm ra những đôi giày thủ công bằng chính niềm đam mê của mình.

Những bài thuốc dân gian từ củ gừng

AN AN |

Trải qua nhiều thế kỷ, gừng trở thành hương liệu ẩm thực nổi tiếng trên khắp thế giới, đồng thời là một trong những vị thuốc quan trọng của y học cổ truyền ở nhiều quốc gia.

Trò chơi dân gian thu hút người chơi tại không gian đi bộ Hồ Gươm

Nguyễn Huế |

Hà Nội - Chính thức mở cửa lại từ 18.3, không gian đi bộ Hồ Gươm không chỉ thu hút mọi người đến dạo chơi mà còn là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, các trò chơi dân gian thú vị.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.