Nhìn lại 60 ngày giãn cách xã hội toàn vùng ĐBSCL

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Đến ngày 19.9, vùng ĐBSCL với 13 tỉnh, thành phố đã trải qua 60 ngày chống dịch COVID-19, với ít nhất 4 đợt giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Dù dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, nhưng với sự nỗ lực vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung tay đồng lòng của người dân; nhiều địa phương đã thiết lập được các "vùng xanh", từng bước trở về trạng thái bình thường mới...
Ca bệnh đầu tiên của đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 của ĐBSCL ghi nhận vào ngày 28.5 (theo công bố của Bộ Y tế) tại tỉnh Long An, liên quan đến ổ dịch Hội Thánh Truyền giáo Phục Hưng.
Ca bệnh đầu tiên của đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 của ĐBSCL ghi nhận vào ngày 28.5 (theo công bố của Bộ Y tế) tại tỉnh Long An, liên quan đến ổ dịch Hội Thánh Truyền giáo Phục Hưng.
Từ ca nhiễm này, dịch bệnh bắt đầu lan nhanh ra các địa phương. Đến nỗi, một tỉnh heo hút như Trà Vinh đã ghi nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên ngoài cộng đồng là nam sinh viên 21 tuổi của một trường đại học tại TPHCM, có liên quan đến chùm ca bệnh từ Hội thánh truyền giáo Phục Hưng. Ảnh: Một khu vực ở huyện Cầu Kè, Trà Vinh bị phong tỏa sau khi xuất hiện ca nhiễm liên quan đến Hội thánh này.
Từ ca nhiễm này, dịch bệnh bắt đầu lan nhanh ra các địa phương. Đến nỗi, một tỉnh vùng sâu, vùng xa như Trà Vinh đã ghi nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên ngoài cộng đồng là nam sinh viên 21 tuổi của một trường đại học tại TPHCM, có liên quan đến chùm ca bệnh từ Hội thánh truyền giáo Phục Hưng.
Sau đó, dịch bệnh tiếp tục lan rộng, và xuất hiện khắp 13 tỉnh trong khu vực. Trong đó, TP.Cần Thơ là địa phương sau cùng xuất hiện ca nhiễm COVID-19, được ghi nhận tại chợ đầu mối Tân An, quận Ninh Kiều vào ngày 8.7.
Sau đó, dịch bệnh tiếp tục lan rộng, và xuất hiện khắp 13 tỉnh trong khu vực. Trong đó, TP.Cần Thơ là địa phương sau cùng xuất hiện ca nhiễm COVID-19, được ghi nhận tại chợ đầu mối Tân An, quận Ninh Kiều vào ngày 8.7. Lúc này, một số địa phương ở ĐBSCL đã triển khai áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, nhưng chưa đồng loạt, có nơi thực hiện, nơi chưa; vì còn tùy vào mức độ dịch bệnh ở mỗi địa phương.
Ngày 19.7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có văn bản khẩn chỉ đạo 19 tỉnh, thành phía Nam đồng loạt thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để tăng cường các giải pháp phòng chống dịch COVID-19. Thời điểm đó, dịch đã lan rộng trong cộng đồng, khó kiểm soát.
Ngày 19.7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có văn bản khẩn chỉ đạo 19 tỉnh, thành phía Nam đồng loạt thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để tăng cường các giải pháp phòng chống dịch COVID-19. Đây là mốc thời gian cả 13 tỉnh vùng ĐBSCL đồng loạt áp dụng Chỉ thị 16. Thời điểm đó, dịch đã lan rộng trong cộng đồng, khó kiểm soát.
Đến ngày 31.7, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện, yêu cầu 19 tỉnh, thành phía Nam tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong thời gian 14 ngày (lần thứ 2). Qua 2 đợt giãn cách 30 ngày, 13 tỉnh, thành ở ĐBSCL đã ghi nhận 47.200 ca mắc COVID-19 (tính đến ngày 25.8).
Đến ngày 31.7, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện, yêu cầu 19 tỉnh, thành phía Nam tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong thời gian 14 ngày (lần thứ 2). Qua 2 đợt giãn cách 30 ngày, 13 tỉnh, thành ở ĐBSCL đã ghi nhận 47.200 ca mắc COVID-19 (tính đến ngày 25.8).
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các địa phương đã huy động hết nhân lực tham gia chống dịch COVID-19. Chiến dịch trọng điểm thứ nhất được các địa phương tập trung triển khai là xét nghiệm cộng đồng. Đến nay, chiến dịch này đã phát huy hiệu quả lớn. Hàng triệu người dân đã được xét nghiệm, bóc tách hàng chục ngàn F0 ra khỏi cộng đồng.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các địa phương đã huy động hết nhân lực tham gia chống dịch COVID-19. Chiến dịch trọng điểm thứ nhất được các địa phương tập trung triển khai là xét nghiệm cộng đồng. Đến nay, chiến dịch này đã phát huy hiệu quả lớn. Hàng triệu người dân đã được xét nghiệm, bóc tách hàng chục ngàn F0 ra khỏi cộng đồng.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các địa phương đã huy động hết nhân lực tham gia chống dịch COVID-19. Chiến dịch trọng điểm thứ nhất được các địa phương tập trung triển khai là xét nghiệm cộng đồng. Đến nay, chiến dịch này đã phát huy hiệu quả lớn. Hàng triệu người dân đã được xét nghiệm, bóc tách hàng chục ngàn F0 ra khỏi cộng đồng.
Chiến dịch trọng thứ hai là tiêm chủng vaccine cho toàn dân trong độ tuổi. Đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 1 triệu người trong vùng được tiêm chủng, từng bước tạo nên sự miễn dịch toàn dân.
Chiến dịch trọng điểm thứ hai là tiêm chủng vaccine cho toàn dân trong độ tuổi. Đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 1 triệu người trong vùng được tiêm chủng, từng bước tạo nên sự miễn dịch cộng đồng.
ĐBSCL là vùng đất nông nghiệp, trong hơn 2 tháng giãn cách, một lượng lớn hàng hóa nông sản đã bị ùn ứ. Những ruộng lúa tới thời điểm đã không thể thu hoạch được do vướng các quy định về giãn cách.
ĐBSCL là vùng đất nông nghiệp, trong hơn 2 tháng giãn cách, một lượng lớn hàng hóa nông sản đã bị ùn ứ. Những ruộng lúa tới thời điểm đã không thể thu hoạch do vướng các quy định về giãn cách.
Trước tình hình đó, những tấm lòng của người dân cả nước đã hướng về vùng ĐBSCL với những chiến dịch hỗ trợ tiêu thụ hàng trăm ngàn tấn nông sản.
Trước tình hình đó, những tấm lòng của người dân cả nước đã hướng về vùng ĐBSCL với những chiến dịch hỗ trợ tiêu thụ hàng triệu tấn nông sản.
Trong hơn 60 ngày giãn cách qua, các chuyên gia cho rằng, bức tranh kinh tế vùng ĐBSCL đã trở nên xám xịt, hàng chục ngàn doanh nghiệp rời khỏi thị trường, phá sản, chỉ còn chưa tới 250 doanh nghiệp hoạt động cầm chừng trong tổng số 75.000 doanh nghiệp lớn nhỏ toàn vùng. Ảnh: Khu nghỉ ngơi cho công nhân tại một doanh nghiệp thực hiện phương án 3 tại chỗ ở Cần Thơ.
Trong hơn 60 ngày giãn cách qua, các chuyên gia bày tỏ lo ngại khi chỉ còn chưa tới 250 doanh nghiệp hoạt động cầm chừng trong tổng số 75.000 doanh nghiệp lớn nhỏ toàn vùng. Ảnh: Khu nghỉ ngơi cho công nhân tại một doanh nghiệp thực hiện phương án "3 tại chỗ" ở Cần Thơ.
Tính đến ngày 18.9, toàn vùng có hơn 70.000 ca nhiễm, trong đó cao nhất là Long An 29.570 ca, Tiền Giang 12.642 ca, Đồng Tháp 8.099 ca, TP Cần Thơ 5.118 ca…
Tính đến ngày 18.9, toàn vùng có hơn 70.000 ca nhiễm, trong đó cao nhất là Long An 29.570 ca, Tiền Giang 12.642 ca, Đồng Tháp 8.099 ca, TP Cần Thơ 5.118 ca…
Tính đến ngày 19.9, ĐBSCL đã trải qua hơn 60 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để phòng chống dịch COVID-19. Nhiều tỉnh từng là “tâm dịch” với số ca nhiễm cao trong vùng nhưng đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, “hạ” mức độ giãn cách từ Chỉ thị 16 về Chỉ thị 15, dần tiến tới trạng thái bình thường mới. Ảnh: Cảnh mua bán nhộn nhịp tại huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ, sau khi huyện này được nới lỏng giãn cách, thực hiện Chỉ thị 15.
Tính đến ngày 19.9, ĐBSCL đã trải qua 60 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để phòng chống dịch COVID-19. Nhiều tỉnh từng là “tâm dịch” với số ca nhiễm cao trong vùng nhưng đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, từng bước nới lỏng mức độ giãn cách từ Chỉ thị 16 về Chỉ thị 15, dần tiến tới trạng thái bình thường mới. Ảnh: Cảnh mua bán nhộn nhịp tại huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ ngày 19.9, sau khi huyện này được nới lỏng giãn cách, thực hiện Chỉ thị 15.
Trong hơn 60 ngày giãn cách, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có nhiều buổi làm việc với các địa phương trong vùng; qua đó chỉ đạo: “Giãn cách lâu, người dân khó khăn, doanh nghiệp khó khăn. Cần làm từng bước, chắc chắn, an toàn, nhưng phải mạnh dạn. Tập trung làm nhanh hơn, đúng trọng tâm trọng điểm. Đối với khu vực xanh, an toàn, đi vào sản xuất, nhưng phải cẩn thận”.
Trong hơn 60 ngày giãn cách, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có nhiều buổi làm việc với các địa phương trong vùng; qua đó chỉ đạo: “Giãn cách lâu, người dân khó khăn, doanh nghiệp khó khăn. Cần làm từng bước, chắc chắn, an toàn, nhưng phải mạnh dạn. Tập trung làm nhanh hơn, đúng trọng tâm trọng điểm. Đối với khu vực xanh, an toàn, đi vào sản xuất, nhưng phải cẩn thận”.
NHÓM PHÓNG VIÊN
TIN LIÊN QUAN

Kịch bản chống dịch COVID-19 của Hà Nội sau khi nới lỏng giãn cách xã hội

THẢO ANH - ĐỨC THIỆN |

Để tiến tới nới lỏng giãn cách và mở cửa thêm các hoạt động, Hà Nội cần lên kịch bản cụ thể, đặc biệt với các vấn đề truy vết, cách ly, xét nghiệm và chuẩn bị cơ sở điều trị ngay cả khi số ca COVID-19 trong cộng đồng ít hơn.

Người dân “vùng xanh” Cần Thơ vui mừng được đi chợ trở lại

Tạ Quang - Trần Lưu |

Sau hơn 2 tháng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để phòng, chống dịch COVID-19, nhiều người dân của 4 huyện “vùng xanh” của TP.Cần Thơ bày tỏ vui mừng, phấn khởi với quy định nới lỏng mới.

Vùng xanh Cần Thơ “bừng tỉnh” sau hơn 2 tháng “ai ở đâu, ở yên đó”

TRẦN LƯU - TẠ QUANG |

Sau hơn 2 tháng thường xuyên ở nhà, cuộc sống của người dân một số nơi ở Cần Thơ đang dần trở lại bình thường – khi địa phương này vừa cho phép nới lỏng giãn cách xã hội tại 4 huyện “vùng xanh” theo Chỉ thị 15. Từ chợ đến quán ăn, cà phê, giải khát… không khí đã nhộn nhịp trở lại.

Nhanh chóng khắc phục sự cố rò rỉ bờ đê sông Mã ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Sau nỗ lực xuyên đêm, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản khắc phục xong sự cố rò rỉ bờ đê sông Mã (đoạn qua xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc).

Loạt bất động sản khủng Trương Mỹ Lan dùng để khắc phục

NHÓM PV |

TPHCM - Trương Mỹ Lan bày tỏ sự hối hận sâu sắc về hậu quả vụ án gây ra, khẳng định sẵn sàng dùng các siêu dự án để khắc phục hậu quả cho trái chủ.

Hình ảnh giản dị của phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VƯƠNG TRẦN - Ảnh: Đại tá Trần Hồng |

Những hình ảnh giản dị đời thường của Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - phu nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được ghi lại qua ống kính của Đại tá Trần Hồng.

Google hỗ trợ quảng bá du lịch, văn hóa Việt Nam ra thế giới

Chí Long |

Đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao đổi với đại diện Google về khả năng hợp tác để quảng bá văn hóa, du lịch, chuyển đổi kỹ thuật số...

Người dân gặp khó vì tuyến tỉnh lộ xuống cấp

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Khoảng 3km của tỉnh lộ 10A đoạn qua xã Phú Lương (huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) xuống cấp nhiều năm nay khiến việc đi lại của người dân bị ảnh hưởng.

Kịch bản chống dịch COVID-19 của Hà Nội sau khi nới lỏng giãn cách xã hội

THẢO ANH - ĐỨC THIỆN |

Để tiến tới nới lỏng giãn cách và mở cửa thêm các hoạt động, Hà Nội cần lên kịch bản cụ thể, đặc biệt với các vấn đề truy vết, cách ly, xét nghiệm và chuẩn bị cơ sở điều trị ngay cả khi số ca COVID-19 trong cộng đồng ít hơn.

Người dân “vùng xanh” Cần Thơ vui mừng được đi chợ trở lại

Tạ Quang - Trần Lưu |

Sau hơn 2 tháng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để phòng, chống dịch COVID-19, nhiều người dân của 4 huyện “vùng xanh” của TP.Cần Thơ bày tỏ vui mừng, phấn khởi với quy định nới lỏng mới.

Vùng xanh Cần Thơ “bừng tỉnh” sau hơn 2 tháng “ai ở đâu, ở yên đó”

TRẦN LƯU - TẠ QUANG |

Sau hơn 2 tháng thường xuyên ở nhà, cuộc sống của người dân một số nơi ở Cần Thơ đang dần trở lại bình thường – khi địa phương này vừa cho phép nới lỏng giãn cách xã hội tại 4 huyện “vùng xanh” theo Chỉ thị 15. Từ chợ đến quán ăn, cà phê, giải khát… không khí đã nhộn nhịp trở lại.