Nhộn nhịp khu “chợ nước” giữa vùng hạn mặn

SỞ HẠ - HỒNG LAN |

“Chợ nước” là cách gọi vui của bà con dọc tuyến sông Hòa Nghĩa (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) để nói về các điểm bơm cấp nước ngọt miễn phí phục vụ sinh hoạt cho người dân ở vùng hạn mặn đang vào giai đoạn gay gắt. Gọi là “chợ” nhưng không có cảnh bán – mua, chỉ có cảnh tấp nập những người chờ đến giờ để chở nước ngọt về nhà.
Mỗi ngày, cứ khoảng 2 giờ chiều là bắt đầu có những đoàn xe chạy đến những điểm bơm nước miễn phí dọc theo bờ sông được Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai huyện Chợ Lách lắp đặt máy cho bà con lấy nước từ sông lên sử dụng.
Mỗi ngày, cứ khoảng 2 giờ chiều, dọc tuyến sông Hòa Nghĩa (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) xuất hiện những đoàn xe chạy đến những điểm bơm nước miễn phí dọc theo bờ sông được Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai huyện Chợ Lách lắp đặt máy cho bà con lấy nước từ sông lên sử dụng.
Dọc theo tuyến sông xã Hòa Nghĩa có 2 máy bơm được lắp đặt miễn phí cho người dân lấy nước. Hàng ngày, anh Vũ trưởng ấp chịu trách nhiệm kiểm tra nồng độ mặn của nước để báo cho bà con khi có nước ngọt.
Dọc theo tuyến sông xã Hòa Nghĩa được bố trí 2 máy bơm phục vụ bơm cấp nước ngọt miễn phí cho người dân lấy về sử dụng. Hàng ngày, anh Vũ trưởng ấp chịu trách nhiệm kiểm tra nồng độ mặn của nước để báo cho bà con khi có nước ngọt.
Để đảm bảo an toàn cho người dân mang về sử dụng, anh Vũ mỗi ngày 2 giờ ra trực tiếp kiểm tra độ mặn của nước dưới sông. Đến khi nào có nước ngọt, mới tiến hành bơm đồng thời thông báo để bà con lấy nước sử dụng.
Để đảm bảo an toàn cho người dân mang nước về sử dụng, anh Vũ mỗi ngày 2 giờ ra trực tiếp kiểm tra độ mặn của nước dưới sông. Đến khi nào có nước ngọt, mới tiến hành bơm đồng thời thông báo để bà con lấy nước sử dụng.
Ông Minh (53 tuổi ở xã Hòa Nghĩa) cho biết: Năm nay hạn mặn bất ngờ khiến người dân không kịp trở tay. Hầu hết người dân Chợ Lách đều trồng cây giống, nếu thiếu nước cây sẽ chết. Hàng ngày ông Minh ra ngồi xếp hàng đợi chở nước từ 2 giờ chiều, có khi tới 5 giờ chiều mới có nước ngọt để chở về. Trung bình mỗi ngày ông chạy gần 10 chuyến xe mới chở đủ 1 khối nước cho gia đình.
Ông Minh (53 tuổi ở xã Hòa Nghĩa) cho biết: Năm nay hạn mặn bất ngờ khiến người dân không kịp trở tay. Hầu hết người dân Chợ Lách đều trồng cây giống, nếu thiếu nước cây sẽ chết. Hàng ngày ông Minh ra ngồi xếp hàng đợi chở nước từ 2 giờ chiều, có khi tới 5 giờ chiều mới có nước ngọt để chở về. Trung bình mỗi ngày ông chạy gần 10 chuyến xe mới chở đủ 1 khối nước cho gia đình.
Nhà trồng cây giống, để tiết kiệm nước trong thời điểm khan hiếm này, bà Mai không dám tưới cây như thường ngày mà phải dùng thùng chứa nước rồi nhúng từng cây vào để tiết kiệm.
Nhà trồng cây giống nên mùa hạn mặn này với gia đình bà Mai thực sự quá khó khăn trong việc đảm bảo nguồn nước ngọt tưới cây. Để tiết kiệm nước trong thời điểm nước ngọt cực kỳ khan hiếm này, sau khi chở nước về, bà Mai không dám tưới cây như thường ngày mà phải dùng thùng chứa nước rồi nhẹ nhàng nhúng từng cây vào, không để nước bị tràn ra ngoài.
Đi dọc theo đoạn đường Hòa Nghĩa những ngày này luôn bắt gặp từng đoàn xe chở thùng, can hoặc bất kỳ vật dụng nào có thể đựng nước. Khu vực lấy nước luôn nhộn nhịp những chuyến xe chở nước. Mọi người xếp hàng theo thứ tự, ai đến trước lấy trước, đôi lúc ai cần ít lấy trước nhường nhau vui vẻ.
Đi dọc theo đoạn đường Hòa Nghĩa những ngày này luôn bắt gặp từng đoàn xe chở thùng, can hoặc bất kỳ vật dụng nào có thể đựng nước. Khu vực lấy nước luôn nhộn nhịp những chuyến xe chở nước. Mọi người xếp hàng theo thứ tự, ai đến trước lấy trước, đôi lúc ai cần ít lấy trước nhường nhau vui vẻ.
Tại khu vực “chợ nước”, mọi người đậu xe theo hàng ngay ngắn, xuống xe tụm lại chia sẻ kinh nghiệm chống hạn, chống mặn, bàn cả giải pháp cho hạn mặn năm sau lỡ có xảy ra. Một người trong nhóm đề nghị năm sau mỗi nhà phải đào một ao, trữ nhiều lu nước để chủ động phòng hạn mặn.
Tại khu vực “chợ nước”, mọi người đậu xe theo hàng ngay ngắn, xuống xe tụm lại cùng chờ tới thời điểm lấy nước. Trong thời gian chờ đợi, họ cùng chia sẻ kinh nghiệm. Từ bàn chuyện chống hạn, chống mặn đến bàn cả giải pháp cho năm sau nếu lỡ lại có hạn mặn xảy ra. Một người trong nhóm đề nghị năm sau mỗi nhà phải đào một ao, trữ nhiều lu nước để chủ động phòng hạn mặn. Thậm chí, cả kinh nghiệm chống nước bốc hơi bằng cách dùng lục bình cũng được mang ra thảo luận.
SỞ HẠ - HỒNG LAN
TIN LIÊN QUAN

Kiên Giang: Thêm 1.508ha lúa bị hạn mặn gây thiệt hại chỉ trong 1 tuần

Lục Tùng |

Do ảnh hưởng hạn mặn năm 2020, đến nay toàn tỉnh Kiên Giang có hơn 2.000ha lúa Đông xuân 2019-2020 bị thiệt hại.

Hạn mặn gay gắt, trên 20.000 hộ dân Cà Mau thiếu nước sinh hoạt

NHẬT HỒ |

Nắng nóng, xâm nhập mặn khiến cho trên 20.542 hộ dân tại Cà Mau bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Nhiều nơi, người dân sử dụng nước phèn, nước mặn sinh hoạt, đổi nước đóng chai để uống với giá cao.

Đủ cách trữ nước ngọt giữa mùa hạn mặn lịch sử của nông dân miền Tây

TRẦN LƯU |

Hạn hánxâm nhập mặn ở ĐBSCL vẫn đang diễn ra nghiêm trọng. Dự báo, trong đợt cao điểm sẽ có trên dưới 100.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Trước "cơn khát" cực đại, người nông dân ĐBSCL đã dùng nhiều cách để trữ nước ngọt sử dụng, và xem đó là báu vật quý như vàng.

Kỳ vọng ở cụm công nghiệp trăm tỉ ở miền núi Thái Nguyên

Việt Bắc |

Cụm công nghiệp Tân Dương tại huyện miền núi Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên có tổng mức đầu tư gần 500 tỉ đồng với kỳ vọng tạo việc làm cho trên 4.500 lao động địa phương.

Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù vào hôm nay

ĐÌNH TRỌNG |

Cơ quan chức năng tại tỉnh Bình Dương cho biết, sáng nay (19.9), bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù sau khi được xét giảm án.

Đào Nhật Tân chết rũ vì bão, nông dân mất trắng hàng tỉ đồng

Minh Thương |

Hà Nội - Sau bão lũ, hàng loạt hộ dân tại làng đào Nhật Tân (quận Tây Hồ) mất trắng cả vườn đào ươm cho vụ Tết, thiệt hại hàng tỉ đồng.

Ứng phó bão số 4, chủ động với các tình huống xấu nhất xảy ra

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu quyết liệt ứng phó bão số 4 theo phương châm "bốn tại chỗ", chủ động xử lý các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Cầu trên tuyến nối Hòa Bình với Hà Nội bị nứt gãy, sụt mố

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Cầu Ngòi Móng trên tỉnh lộ 445 (tuyến đường nối thành phố Hòa Bình) bất ngờ bị nứt, sụt mố cầu lúc nửa đêm, may mắn không gây thiệt hại về người.

Kiên Giang: Thêm 1.508ha lúa bị hạn mặn gây thiệt hại chỉ trong 1 tuần

Lục Tùng |

Do ảnh hưởng hạn mặn năm 2020, đến nay toàn tỉnh Kiên Giang có hơn 2.000ha lúa Đông xuân 2019-2020 bị thiệt hại.

Hạn mặn gay gắt, trên 20.000 hộ dân Cà Mau thiếu nước sinh hoạt

NHẬT HỒ |

Nắng nóng, xâm nhập mặn khiến cho trên 20.542 hộ dân tại Cà Mau bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Nhiều nơi, người dân sử dụng nước phèn, nước mặn sinh hoạt, đổi nước đóng chai để uống với giá cao.

Đủ cách trữ nước ngọt giữa mùa hạn mặn lịch sử của nông dân miền Tây

TRẦN LƯU |

Hạn hánxâm nhập mặn ở ĐBSCL vẫn đang diễn ra nghiêm trọng. Dự báo, trong đợt cao điểm sẽ có trên dưới 100.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Trước "cơn khát" cực đại, người nông dân ĐBSCL đã dùng nhiều cách để trữ nước ngọt sử dụng, và xem đó là báu vật quý như vàng.