30 điểm vẫn trượt Đại học: Có phải “con cái chúng ta giỏi thật”?

Linh Anh |

Nếu nhìn vào điểm xét tuyển Đại học, hẳn có người sẽ thốt lên: “Con cái chúng ta giỏi thật”. Nhưng có đúng là “giỏi thật” không?

Hãy nhìn thống kê của Bộ GDĐT, năm nay, cả nước có 30 mã ngành lấy điểm chuẩn cao hơn năm 2020 từ 9-11 điểm, có 265 ngành tăng từ 5 điểm trở lên, chiếm 8%. Mức tăng này gây sốc với nhiều thí sinh bởi 26 - 27 điểm vẫn có thể rớt hàng chục nguyện vọng.

Điểm số này gây ngạc nhiên cho các bậc phụ huynh, bởi thế hệ của họ, chỉ cần trên 20 điểm là điềm nhiên vào đại học, thậm chí có học bổng.

Nhưng thế hệ hiện nay, hãy nhìn vào những câu chuyện cụ thể: Đồng Thị Hà Vy - cựu học sinh Trường THPT Phạm Hồng Thái (Hà Nội) - không thể ngờ khi đạt 26,45 điểm thi tốt nghiệp THPT nhưng trượt hết 13 nguyện vọng đầu tiên mà em yêu thích nhất.

Hay mức điểm chuẩn cao nhất được ghi nhận là 30,5 điểm thuộc về ngành Sư phạm Ngữ văn chương trình chất lượng cao của Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hoá). Nghĩa là 30 điểm vẫn… trượt như thường.

Đó chỉ là những ví dụ cho câu chuyện điểm cao vẫn trượt Đại học. Đây là kỳ tích hay là hệ quả của bệnh thành tích của kỳ thi tốt nghiệp vừa qua?

Lãnh đạo Bộ GDĐT nói rằng thí sinh điểm cao mà trượt đại học là “điều đáng tiếc” và “xét tuyển đại học là câu chuyện cạnh tranh, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra một mô hình các em có quyền xét tuyển vào nhiều ngành, nhiều trường thì cơ hội hoàn toàn nằm trong tay thí sinh”.

Nghĩa là với cách xét tuyển hiện nay thì thí sinh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự lựa chọn của mình mà ở sự lựa nào cũng có độ may rủi. Liệu có bất bình thường và minh bạch khi tương lai của một học sinh phụ thuộc vào may rủi?

Vậy còn trách nhiệm của Bộ trong câu chuyện đề thi tốt nghiệp không có tính phân loại cao và cụ thể là những trường hợp “30 điểm thì trượt, 25 điểm lại đỗ” đâu chỉ đơn giản là “điều đáng tiếc”?

Bộ GDĐT đang nêu ngọn cờ “học thật, thi thật, nhân tài thật” thì không thể tạo thêm những điều khó hiểu trong tuyển sinh Đại học vốn được coi là lực lượng nhân tài của đất nước trong tương lai.

“Con cái chúng ta giỏi thật” là thiên truyện ngắn của Azit Nexin với giọng văn hài hước, châm biếm để người đọc nhìn thấy cái thực chất của một nền giáo dục.

Nghiêm túc xem xét lại kỳ thi, tìm giải pháp mở cánh cửa để những thí sinh điểm cao có thể được vào Đại học cũng như phải giải bài toán hướng nghiệp để đặt mục tiêu khuyến học va lựa chọn nhân tài lên cao nhất.

Bởi nếu không, một kỳ thi tốn kém, đáng lẽ phải rất nghiêm túc, minh bạch sẽ trở thành câu chuyện của “Những người thích đùa”.

Linh Anh
TIN LIÊN QUAN

Cập nhật: 17 trường xét tuyển bổ sung, thí sinh nắm chắc cơ hội vào đại học

Huyên Nguyễn |

Xét tuyển bổ sung chính là cơ hội cho thí sinh trượt đợt 1 giành một tấm vé vào đại học. Ngoài ra, nếu thí sinh đã trúng tuyển trong đợt 1 nhưng muốn thay đổi vẫn có thể nộp hồ sơ vào những trường xét bổ sung đợt 2.

Tìm nguồn cơn điểm chuẩn đại học tăng “phi mã”

Đặng Chung |

Nhiều thí sinh đã “ngỡ ngàng”, “sốc” khi đặt đến 10 hay 20 nguyện vọng nhưng vẫn trượt ngay cả nguyện vọng được coi là chống trượt.  Nhiều em vẫn chưa thể vượt qua cú sốc đầu đời rằng mình đã trượt đại học.  Vì sao lại có hiện tượng điểm chuẩn tăng “phi mã” như vậy? Những “bi kịch điểm cao” xảy ra do đâu?

Giữa “cơn bão” điểm chuẩn, 14 điểm vẫn có thể đỗ đại học

Tường Vân |

Trong khi điểm chuẩn đại học của nhiều trường tăng mạnh, có trường vượt ngưỡng 30 điểm, nhiều trường đại học khác lại có điểm chuẩn chỉ từ 14 điểm.

Người dân Hà Nội chen chân trên phố Hàng Mã chơi Trung thu

NHÓM PV |

Tối 16.9 (tức 14.8 Âm lịch), hàng ngàn người dân đổ về khu vực phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội) để vui chơi Trung thu khiến tuyến phố trở nên ùn tắc.

Kịch bản đường đi khi áp thấp nhiệt đới mạnh lên bão số 4

AN AN |

Đại diện cơ quan khí tượng nhận định áp thấp nhiệt đới có thể mạnh thành bão số 4 và khả năng tác động đất liền nước ta.

Tạm giữ lái xe ô tô cán học sinh tử vong trong sân trường

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Cơ quan chức năng đã tạm giữ hình sự người lái xe ô tô bán tải cán tử vong em học sinh lớp 2 ngay trong sân trường.

Lô đất trúng đấu giá hơn 100 triệu đồng/m2 ở Hà Nội bị bỏ cọc

CAO NGUYÊN |

Dù đã hết thời gian nộp tiền nhưng đến nay lô đất có giá trúng đấu giá hơn 100 triệu đồng/m2 ở huyện Thanh Oai (Hà Nội) vẫn chưa đóng tiền.

Hà Nội tắc đường cả cây số, người dân ì ạch di chuyển

Nhóm PV |

Tối 16.9, nhiều tuyến đường tại Hà Nội tắc cứng do giờ tan tầm và lượng người đổ ra đường đi chơi Trung thu.