Áo dài và hanbok, cùng là truyền thống nhưng đang khác nhau về “số phận”

Hoàng Văn Minh |

Trong khuôn khổ Tuần lễ áo dài cộng đồng Huế 2024 vừa diễn ra, có một sự kiện rất thú vị là lần đầu tiên, áo dài Việt Nam đứng chung sân khấu với hanbok của Hàn Quốc trong một đêm trình diễn chính thức tại Huế, Việt Nam.

Đêm diễn là kết quả của một quá trình dài “quyết tâm hợp tác” giữa Hiệp hội xúc tiến di sản văn hóa Hàn Quốc và Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế vì rất nhiều lý do. Trong đó có việc cùng thúc đẩy quảng bá loại hình trang phục đặc trưng của hai nước là hanbok (Hàn phục) Hàn Quốc và áo dài Việt Nam.

Đêm diễn là một cuộc gặp gỡ, hội ngộ rất thú vị. Tuy nhiên, sự kiện này cũng pha chút trớ trêu khi cả hanbok và áo dài đều là hồn vía của hai dân tộc, nhưng “số phận” lại không hề giống nhau.

Trước hết, hanbok từ lâu đã được xem là quốc phục của Hàn Quốc. Và Hàn Quốc từ rất nhiều năm trước đã làm một cách rất bài bản, bằng rất nhiều phương pháp khác nhau, từ việc tổ chức các cuộc thi thiết kế hanbok, triển lãm quy mô lớn (Hanbok Expo), sử dụng điện ảnh, âm nhạc (K-Pop), đưa vào giáo dục truyền thống, quảng bá du lịch… để xây dựng hanbok trở thành hình ảnh/thương hiệu đại diện của họ trên trường quốc tế.

Trong khi ngược lại, áo dài Việt Nam, mặc dù được người dân sử dụng trong cuộc sống thường ngày nhiều hơn hanbok của Hàn Quốc và là một trong những yếu tố quan trọng làm nên hồn cốt dân tộc nhưng phải thẳng thắn thừa nhận là còn rất lâu mới thực sự trở thành thương hiệu quốc gia nổi tiếng, trở thành một sản phẩm của công nghiệp sáng tạo - công nghiệp văn hóa như hanbok của Hàn Quốc.

Nhiều năm trở lại đây, ở trong nước đã có nhiều sự kiện, hoạt động tích cực liên quan đến áo dài. Ví dụ Thừa Thiên Huế phê duyệt đề án “Huế kinh đô áo dài Việt Nam”. Đề án này đã được Bộ VHTTDL đánh giá là “một mô hình văn hóa tiêu biểu” và rất đáng biểu dương.

Đồng thời Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế đã trình hồ sơ lên Cục Di sản Văn hóa để đề nghị ghi danh áo dài với hai tiêu chí: Nghề may đo áo dài ngũ thân và tập quán sử dụng áo dài của người Huế.

Trên diễn đàn Quốc hội ở rất nhiều kỳ họp gần đây, áo dài (nam nữ) đã được nhiều đại biểu chọn làm trang phục “đi họp”. Cùng với đó là nhiều ý kiến đề xuất chọn, công nhận áo dài (nam nữ) là quốc phục của Việt Nam.

Đề xuất chính thức công nhận và vinh danh áo dài với tư cách là một di sản văn hóa truyền thống quý giá của dân tộc; lập hồ sơ áo dài với một số tiêu chí đặc trưng, nổi bật để đề nghị UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản phi vật thể đại diện…

Tuy nhiên, mọi thứ, đến thời điểm này vẫn chỉ là đề xuất. Và những phần việc cụ thể, kể cả hợp tác với Hiệp hội xúc tiến di sản văn hóa Hàn Quốc, cũng mới là nỗ lực khiêm tốn của cấp địa phương.

Áo dài cũng như hanbok. Nhưng để áo dài có được vị thế, trở thành sản phẩm công nghiệp văn hóa như hanbok, thì không chỉ trông chờ vào nỗ lực của một vài địa phương như Thừa Thiên Huế được!

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Lan tỏa hương sắc Việt qua Lễ hội Áo dài TPHCM

Ngọc Ánh - Như Quỳnh |

Áo dài từ lâu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam, là hiện thân của dân tộc và là niềm tự hào của hàng triệu đồng bào trong và ngoài nước. Trên tinh thần đó, Lễ hội Áo dài TPHCM lần thứ 10 góp phần lan tỏa tinh thần, văn hóa Việt, không chỉ đến với người dân mà còn hướng tới bạn bè quốc tế.

Hanbok Hàn Quốc, áo dài Huế và câu chuyện vinh danh nghệ nhân

Hoàng Văn Minh |

Hai nghệ nhân của Cố đô Huế vinh dự được Liên hiệp Nghệ nhân Văn hóa (Gugak Master) của Hàn Quốc vinh danh “Nghệ nhân âm nhạc cung đình”. Cùng lúc, Hanbok của Hàn Quốc có cái “bắt tay” thắm thiết với Áo dài Việt để hỗ trợ nhau cùng phát triển.

10 phút trò chuyện cùng Đại sứ Áo dài Việt Nam

Quỳnh Trang thực hiện |

Người đẹp Lê Thị Thu Trà sinh ra và lớn lên tại Nghệ An, đang là sinh viên Trường Đại học Thương Mại. Tại Ngày hội Di sản Văn hóa Việt Nam lần thứ 4 được tổ chức tại Hà Nội cuối tháng 11.2023, Lê Thị Thu Trà được vinh danh, bình chọn trở thành Đại sứ Áo dài 2023. Nhân dịp Xuân về, Lao Động đã có cuộc trao đổi với người đẹp Lê Thị Thu Trà.

Để áo dài trở thành một sản phẩm tiêu biểu của ngành công nghiệp sáng tạo

Tường Minh |

Để áo dài thực sự trở thành thương hiệu quốc gia nổi tiếng, trở thành một sản phẩm của công nghiệp sáng tạo - công nghiệp văn hóa thì có lẽ chúng ta còn phải học hỏi và nỗ lực rất nhiều.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.