"Cái bẫy" điện mặt trời

Anh Đào |

Điện hạt nhân vừa được nhắc lại trên diễn đàn Quốc hội. Trong khi đó, điện mặt trời thì ê hề, đến mức ế, đến mức mất kiểm soát, đến mức các nhà đầu tư kêu cứu.

Các nhà đầu tư ở Bình Dương, ở Đồng Nai, ở Bà Rịa - Vũng Tàu... đang kêu cứu do điện lực ngưng thanh toán, thậm chí dọa cắt hợp đồng, dừng mua điện.

Chúng ta có những con số rất rất nóng.

Từ chỗ chỉ có vẻn vẹn 5 MW điện mặt trời, sau quyết định 11 (năm 2017) có 3 năm, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời trên cả nước đạt khoảng 16.500 MW, chiếm khoảng 25% tổng công suất lắp đặt nguồn điện của hệ thống điện quốc gia. Thậm chí, đã đạt đến con số 17.000 MW vào ngày 1.1.2021.

Với suất đầu tư khoảng 10 tỉ đồng/1 MW thì với hàng chục ngàn MW điện mặt trời đã đưa vào sử dụng số tiền mà các nhà đầu tư đã bỏ ra nhiều đến khó mà đếm được.

Có 2 cách nhìn trong câu chuyện điện mặt trời.

Cách nhìn từ phía quản lý thì nào là “đột biến về công suất”, nào là “bùng nổ thái quá”, thậm chí sự quá tải ảnh hưởng đến sự vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện quốc gia...

Nhưng ở khía cạnh huy động nguồn lực, Quyết định 11, phải nói đã rất thành công trong việc huy động nguồn vốn “vàng, tiền cất ống bơ, chôn đầu giường, găm két” trong dân, rất thành công ở ý nghĩa xã hội hoá nguồn lực cho một lĩnh vực khó là năng lượng. Phải mở ngoặc ở lĩnh vực giao thông chẳng hạn, hàng loạt các dự án PPP đã phải chuyển sang hình thức đầu tư công khi “bất khả thi” trong việc huy động nguồn lực trong dân.

Nhưng giờ đây, nguồn cung dư thừa, khi các nhà đầu tư “chui bẫy thành công” thì nảy sinh nhiều bức xúc.

Cụ thể, từ ngày 1.3.2022 các công ty điện lực thuộc EVN đột ngột ngưng trả tiền mua điện, thậm chí còn "dọa" sẽ cắt hợp đồng, "dừng mua điện" với lý do yêu cầu các nhà nhà đầu tư cung cấp hồ sơ an toàn công trình xây dựng, thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy.

Hầu hết hệ thống điện mặt trời mái nhà đã các nhà đầu tư hoàn thành trước ngày 31.12.2020, hợp đồng bán điện đã ký, điện đã bán cho EVN từ đó tới nay. Rồi đến 2022, EVN mới đột ngột yêu cầu họ phải cung cấp hồ sơ mới được tiếp tục thanh toán tiền.

Chưa kể việc một số tiền khổng lồ của các nhà đầu tư bị EVN giữ lại, dù ngành điện thì vẫn thu tiền ngay khi bán cho dân.

Xã hội hoá, huy động nguồn lực từ dân không hề dễ dàng. Và nếu đã huy động được thì lại càng không thể đẩy họ vào thế kẹt do lỗi quản lý. Bởi nếu chúng ta đối xử với đồng tiền mồ hôi nước mắt của dân kiểu này thì liệu họ còn đủ niềm tin để tiếp tục "móc vàng ống bơ" đầu tư theo khuyến khích của Nhà nước?!

Mời Quý vị cùng lắng nghe chương trình Giờ thứ 9 của Báo Lao Động
Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Nhiều điện gió, điện mặt trời, tại sao Việt Nam vẫn có nguy cơ thiếu điện

Anh Tuấn |

Điện gió, điện mặt trời chiếm 30% công suất hệ thống điện, phát hơn 15% sản lượng điện, nhưng Việt Nam, nhất là miền Bắc, vẫn có nguy cơ thiếu điện vào mùa nắng nóng.

Trách nhiệm của Bộ Công Thương khi xảy ra loạt dự án điện mặt trời sai phạm

Cường Ngô |

Liên quan những sai phạm trong việc phát triển các dự án điện mặt trời mái nhà trong thời gian qua, đại diện Bộ Công Thương khẳng định - do thời gian thực hiện phát triển các dự án điện mặt trời mái nhà rất ngắn, nên Bộ Công Thương chưa có điều kiện để kiểm tra đồng bộ, chấn chỉnh kịp thời.

Dự án điện mặt trời sai phạm: EVN có trách nhiệm, Bộ Công Thương vô can?

Cường Ngô |

Bộ Công Thương vừa công bố kết luận rà soát các vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trời mái nhà. Kết luận đã chỉ ra nhiều sai phạm của nhà đầu tư trong việc khai thác và sử dụng loại hình năng lượng này. Đồng thời chỉ rõ trách nhiệm của EVN, các địa phương khi chưa thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật. Vậy, Bộ Công Thương - đơn vị xây dựng và đề xuất cơ chế giá cho điện mặt trời liệu có vô can?

Dự báo thời điểm bão Trà Mi đạt cường độ cực đại giật cấp 15

AN AN |

Dự báo bão Trà Mi sẽ đạt cường độ cực đại khoảng cấp 12, giật cấp 15 khi tiến đến vùng biển quần đảo Hoàng Sa trong ngày 26.10.

Giờ thứ 9: Đứa con bất hạnh - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Bé gái trong câu chuyện ngày hôm nay phải ở với bố dượng của mình sau khi mẹ đẻ ly hôn. Đứa bé sẽ lớn lên như thế nào và có cuộc sống ra sao?

Diễn biến mới vụ hóa đơn nước cao bất thường ở Thái Bình

TRUNG DU |

Thái Bình - Trước hàng loạt hành động khó hiểu từ phía Công ty CP Nước sạch Thái Bình, khách hàng cho biết sẽ tiếp tục kiến nghị đến các cơ quan chức năng.

Phụ huynh cho con đi học trở lại sau khi nhà trường nhận sai

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Sau 2 ngày cho con nghỉ học để làm rõ thông tin nhà trường dùng sữa hết hạn cho học sinh uống, ngày 23.10, các phụ huynh đã cho con đi học trở lại.

Biển Đông vẫn là điểm nóng với các tranh chấp lãnh thổ

Ngọc Vân |

Biển Đông vẫn là điểm nóng với các vấn đề tranh chấp lãnh thổ và khác biệt về yêu sách biển, cùng với tình hình quân sự hoá tại khu vực.

Nhiều điện gió, điện mặt trời, tại sao Việt Nam vẫn có nguy cơ thiếu điện

Anh Tuấn |

Điện gió, điện mặt trời chiếm 30% công suất hệ thống điện, phát hơn 15% sản lượng điện, nhưng Việt Nam, nhất là miền Bắc, vẫn có nguy cơ thiếu điện vào mùa nắng nóng.

Trách nhiệm của Bộ Công Thương khi xảy ra loạt dự án điện mặt trời sai phạm

Cường Ngô |

Liên quan những sai phạm trong việc phát triển các dự án điện mặt trời mái nhà trong thời gian qua, đại diện Bộ Công Thương khẳng định - do thời gian thực hiện phát triển các dự án điện mặt trời mái nhà rất ngắn, nên Bộ Công Thương chưa có điều kiện để kiểm tra đồng bộ, chấn chỉnh kịp thời.

Dự án điện mặt trời sai phạm: EVN có trách nhiệm, Bộ Công Thương vô can?

Cường Ngô |

Bộ Công Thương vừa công bố kết luận rà soát các vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trời mái nhà. Kết luận đã chỉ ra nhiều sai phạm của nhà đầu tư trong việc khai thác và sử dụng loại hình năng lượng này. Đồng thời chỉ rõ trách nhiệm của EVN, các địa phương khi chưa thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật. Vậy, Bộ Công Thương - đơn vị xây dựng và đề xuất cơ chế giá cho điện mặt trời liệu có vô can?