Có nên cứ nhắm vào xăng dầu mà đánh thuế?!

Đào Tuấn |

1.1.2023 là thời điểm các nghị quyết về việc giảm thuế bảo vệ môi trường trong xăng, dầu... sẽ hết hiệu lực. Điều đó đồng nghĩa với việc thuế ở mức sàn hiện nay sẽ trở lại mức kịch trần, gấp 3 - 4 lần so với hiện tại. Cụ thể: Từ 1.000 đồng tiền thuế bảo vệ môi trường/lít xăng hiện nay sẽ lên 4.000 đồng; Từ 500 đồng/lít dầu diesel sẽ lên 2.000 đồng, Từ 1.000 đồng/lít nhiên liệu bay sẽ lên 3.000 đồng.

Giá xăng dầu tăng, đầu vào tăng, chi phí tăng, giá hàng hoá dịch vụ tăng, người dân, và cả nền kinh tế sẽ lãnh đủ.

Trong văn bản lấy ý kiến các bộ, ngành vừa gửi đi, Bộ Tài chính đang kiến nghị 4 mức thuế bảo vệ môi trường áp dụng trong năm 2023. Theo đó, tuỳ biến theo diễn biến giá dầu thô từ dưới 70 USD/thùng đến hơn 100 USD/thùng, sẽ đánh thuế từ kịch trần đến sàn.

Số thu từ thuế bảo vệ môi trường đang tăng rất mạnh. Nếu như năm 2012, số thu chỉ khoảng 11.160 tỉ đồng thì năm 2019, thời điểm trước dịch - đã lên tới mức kỷ lục 61.570 tỉ, gấp hơn 5,5 lần.

Tỉ trọng thuế bảo vệ môi trường từ 1% tổng thu ngân sách nhà nước đã tăng lên tới 4,27%.

Trong những con số này, xăng dầu mỡ nhờn - nguồn nhiên liệu đầu vào của sản xuất, “máu” của nền kinh tế bị “bắt tù binh” với số thu chiếm tới 95,52% tổng nguồn thu thuế bảo vệ môi trường.

Nhưng số tiền thu dưới danh nghĩa bảo vệ môi trường đó đã được chi bao nhiêu cho công tác bảo vệ môi trường?

Hồi đầu năm, Ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chuyển thắc mắc, kiến nghị của cử tri về việc sử dụng tiền thuế thu qua xăng dầu đang được sử dụng thế nào và đề nghị công khai việc quản lý, sử dụng nguồn tiền này khi mà số thu mức kịch trần là rất lớn.

Và Bộ Tài chính, chỉ rất ngắn gọn, rằng: Các khoản thu từ thuế, phí và các khoản thu khác trong đó có thuế bảo vệ môi trường được tổng hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước.

Và đây không phải là khoản thu mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp, cũng không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể.

Lần này cũng vậy, trong các mức thuế bảo vệ môi trường định áp dụng cho năm 2023, không có mức nào là 0% như đáng lẽ.

Thuế bảo vệ môi trường, về lý thuyết, đánh vào mặt hàng gây ô nhiễm với mục đích hạn chế sử dụng.

Nhưng xăng dầu, một mặt hàng thiết yếu không chỉ đối với đời sống người dân mà còn ảnh hưởng một cách mức chi phối tới sản xuất, thì việc cứ đè ra để đánh thuế và đánh ở mức rất cao như thế có logic, có hợp lý?

Đào Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu có thể trở lại mức kịch trần

TRÍ MINH |

Ngày 21.11, Bộ Tài chính cho biết vừa có văn bản gửi các bộ, ngành đề nghị có ý kiến dự án nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu và mỡ nhờn áp dụng cho năm 2023.

Phân chia thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xăng, dầu

PHẠM ĐÔNG |

Nghị quyết của Quốc hội yêu cầu phân chia thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xăng, dầu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Vì sao xăng dầu là hàng thiết yếu lại đánh thuế tiêu thụ đặc biệt?

Phạm Đông |

Đại biểu Quốc hội cho biết cử tri muốn làm rõ vì sao xăng dầu là mặt hàng thiết yếu lại chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và việc thu thuế bảo vệ môi trường thời gian qua đã được đầu tư vào công tác bảo vệ môi trường ra sao.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới hiện trường lở núi ở Lào Cai

Đinh Đại |

Chiều 12.9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới Lào Cai để thăm hỏi người dân, động viên các lực lượng đang khắc phục hậu quả thiên tai.

Bão Bebinca dự báo gây ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc

Thanh Hà |

Dự báo bão mới nhất cho hay, đường đi của cơn bão mới Bebinca sẽ đi qua các nhà máy lọc dầu ở Thượng Hải, Ninh Ba, Trung Quốc.

Theo chân những người băng rừng, săn ong vò vẽ

PHƯƠNG ANH |

Nhóm thợ phải băng rừng, nhìn hướng ong bay để tìm tổ ong vò vẽ.

Những người già cô đơn ở làng quy hoạch treo Quảng Nam

Hoàng Bin |

Hơn 20 năm sống trong điều kiện hạ tầng thiếu thốn, người trẻ lần lượt rời làng, khiến người cao tuổi ở làng quy hoạch treo Quảng Nam mang nỗi buồn đau đáu.

Mưa lũ rút, làm thế nào để sử dụng được nước sinh hoạt?

Hà Lê |

Sau mưa bão, nguồn nước sạch ở nhiều nơi bị ô nhiễm, Bộ Y tế hướng dẫn người dân cách xử lý nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt hằng ngày sau bão .