COVID-19 và sự sinh tử của “kinh tế trà đá”

Linh Anh |

Chúng ta đã sẵn sàng từ bỏ kinh tế vỉa hè với những hàng rong và trà đá, cà phê “cóc” hay chưa? Câu trả lời rõ ràng là chưa. Bởi một mệnh lệnh hành chính là chưa đủ mà còn cả một sự chuẩn bị có hệ thống để xoá sổ kinh tế vỉa hè hay “kinh tế trà đá”.

Khi Hà Nội ban bố quyết định cầu phải đóng cửa các quán ăn đường phố, trà đá, cà phê từ 0h ngày 16.2, Hưng- một công chức ở Cầu Giấy nhắn tin than phiền rằng: “Chỉ vài phút nữa là phải... hoãn món mình yêu thích lại - trà đá vỉa hè!”.

Trà đá vỉa hè là một nhu cầu, và để đáp ứng nhu cầu đó là cả một nền “kinh tế trà đá” với hàng triệu lao động sống, nuôi dạy con cái bằng những quán nước nho nhỏ đặt trên vỉa hè.

Năm ngoái, truyền thông đúc kết bằng mấy dòng ngắn gọn: “Không cần vốn khủng, chỉ cần làm việc từ 4-5 giờ/ngày, nhiều người vẫn kiếm được tiền triệu mỗi ngày nhờ vào kinh doanh trên vỉa hè”. Nghĩa là chỉ cần vài mét vuông vỉa hè, thu nhập của một hộ gia đình có thể lên đến cả vài chục triệu/ tháng.

Đó là sức hút kinh khủng khi mà chuẩn hộ nghèo hiện nay là thu nhập khu vực thành thị 2 triệu đồng/người/tháng. Hàng triệu lao động nhìn vào cái vỉa hè ở những trung tâm như Hà Nội, TPHCM để coi đó là cơ hội kiếm sống, đổi đời.

Dịch COVID-19 biến “kinh tế vỉa hè” thành một cộng đồng yếu thế, dễ bị lãng quên, khó có thể tiếp cận các gói hỗ trợ. Và nhóm này, dễ bị tổn thương nhất.

Một mệnh lệnh hành chính từ UBND thành phố Hà Nội ban ra: “Đóng cửa các quán ăn đường phố, trà đá, cà phê trên vỉa hè” nhằm hạn chế dịch bệnh COVID-19 tưởng chừng là một quyết định đúng, ít nhất là thời gian này, nhưng cũng nảy sinh ra quá nhiều câu hỏi.

Đầu tiên là, chưa có nghiên cứu nào khẳng định trà đá, cà phê vỉa hè là môi trường cho nguồn lây COVID-19 thì tại sao chỉ cấm đối tượng này? Nếu từ vỉa hè chuyển vào trong nhà thì có hạn chế được lây nhiễm hay không?

Trên thực tế, quy định của UBND TP Hà Nội phải được hiểu là: “Không phải cấm tất cả các dịch vụ ăn uống. Các cửa hàng, quán cà phê, thậm chí trà đá vẫn có thể hoạt động nếu tuân thủ giãn cách, phòng chống dịch”.

Điều đáng buồn là khi thực hiện chỉ đạo của thành phố, cấp quận, phường lại áp dụng cứng nhắc: cưỡng chế cấm tất cả loại hình kinh doanh ăn uống. Hệ quả là hầu hết các tuyến phố những quán ăn, cà phê đều “cửa đóng then cài”.

Một ngành kinh doanh bị cưỡng chế đóng cửa. Liệu đã có ai thống kê được ngay tại Hà Nội có bao nhiêu hộ gia đình, bao nhiêu con nguời sau Tết Nguyên đán bị cắt đi nguồn thu nhập, đồng nghĩa với việc ngay lập tức quay về dưới ngưỡng chuẩn nghèo.

Đã có nhiều đề án thay đổi “kinh tế vỉa hè” bằng cách xoá sổ nó, thay vào đó là một “kinh tế trong nhà” với hàng trăm ngàn, hàng triệu “tiểu doanh nghiệp”. Không sai khi chúng ta muốn tiến tới một đô thị thông minh, hiện đại nhưng liệu có phải lúc này? Lúc mà nỗi lo đói nghèo, hết tiền, không có gì mà ăn cũng chẳng kém nỗi lo dịch bệnh.

Để xoá bỏ kinh tế vỉa hè cần một hệ thống chính sách phù hợp với những giải pháp thiết thực chứ không phải là một mệnh lệnh hành chính với những áp dụng có phần cứng nhắc từ cấp quận, phường như hiện tại.

Hưng chưa biết khi nào sẽ được thưởng thức thứ đồ uống quen thuộc: trà đá vỉa hè. Anh có thể tạm thay vào đó bằng thứ đồ uống khác. Nhưng cho đến lúc này, kinh tế vỉa hè - nơi đóng góp không dưới 10% GDP- chẳng còn sự lựa chọn nào khác ngoài nằm im với cái ví rỗng và nỗi lo lấy gì để sống mấy ngày tới.

Một chính sách chỉ có hiệu quả cao nhất khi đưa đúng thời điểm. Nó sẽ phản tác dụng nếu việc thực thi cứng nhắc, thậm chí thái quá khi yêu cầu đóng cửa các loại hình kinh doanh liên quan đến hè phố, nhất là ở thời điểm sau Tết, thời điểm mà mục tiêu "kiếm sống" nghĩa là tồn tại.

Mục tiêu kép “vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế” khó mang lại kết quả nếu cứ hoảng sợ. Không được chủ quan, nhưng cũng không được hoảng sợ và phải đối diện với một trạng thái “bình thường mới” mà không ai bị bỏ lại phía sau, kể cả những người bán trà đá vỉa hè.

Linh Anh
TIN LIÊN QUAN

Hỗ trợ thầy, trò vùng có dịch COVID - 19

ANH THƯ |

Vừa qua, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đến thăm và tặng quà hỗ trợ cho các thầy cô giáo và học sinh đang phải cách ly do dịch COVID - 19.

Hòa Bình: Tiến hành xét nghiệm tại khu dân cư có 2 ca nhiễm COVID - 19

Vân Tiến |

Khoảng 1.200 người tại 2 khu vực nơi bệnh nhân nhiễm COVID - 19 ở Hòa Bình sinh sống đang được lấy mẫu xét nghiệm.

Cơ hội để ngành du lịch phục hồi, bứt phá sau đại dịch COVID - 19

NGUYỄN TRƯỜNG |

Trong bối cảnh dịch COVID-19 ở Việt Nam đã được kiểm soát và ngăn chặn, các hoạt động của Năm Du lịch Quốc gia 2021 do tỉnh Ninh Bình đăng cai sẽ diễn ra bình thường. Đây cơ hội để ngành du lịch phục hồi và bứt phá sau đại dịch COVID - 19.

Trực tiếp bóng đá U20 Việt Nam 1-0 U20 Bangladesh: Hiệp 1

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa U20 Việt Nam và U20 Bangladesh tại vòng loại U20 châu Á 2025, diễn ra lúc 19h00 hôm nay (27.9).

Educa nhận "ngoài tầm kiểm soát" vụ đưa người đi Hàn Quốc

Anh Tuấn |

Sau bài viết "Lao động “vây” công ty vì không thể xuất cảnh đi Hàn Quốc", Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Educa Việt Nam đã lên tiếng về vấn đề này.

2 phút cướp ôtô rồi gây ra 6 vụ tai nạn khiến 7 người thương vong ở Cần Thơ

Tạ Quang - Yến Phương |

Cần Thơ - Sự việc xảy ra quá nhanh, quá trình cướp xe của đối tượng dương tính với ma túy chỉ diễn ra trong vòng 2 phút.

Tiền phạt quá tiền công, tài xế nói "quyết không chở nữa"

Tô Thế |

Nhận chuyển hàng cồng kềnh với hơn 100 nghìn đồng tiền cước. Tuy nhiên, nhiều tài xế bị CSGT Hà Nội phát hiện xử lý, tiền phạt gấp nhiều lần tiền công.

Còn 9 nạn nhân mất tích trong vụ lở núi ở Làng Nủ

Đinh Đại |

Lào Cai - Lực lượng chức năng huyện Bảo Yên đã tìm thấy thi thể một nạn nhân mất tích trong vụ lở núi xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh.

Hỗ trợ thầy, trò vùng có dịch COVID - 19

ANH THƯ |

Vừa qua, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đến thăm và tặng quà hỗ trợ cho các thầy cô giáo và học sinh đang phải cách ly do dịch COVID - 19.

Hòa Bình: Tiến hành xét nghiệm tại khu dân cư có 2 ca nhiễm COVID - 19

Vân Tiến |

Khoảng 1.200 người tại 2 khu vực nơi bệnh nhân nhiễm COVID - 19 ở Hòa Bình sinh sống đang được lấy mẫu xét nghiệm.

Cơ hội để ngành du lịch phục hồi, bứt phá sau đại dịch COVID - 19

NGUYỄN TRƯỜNG |

Trong bối cảnh dịch COVID-19 ở Việt Nam đã được kiểm soát và ngăn chặn, các hoạt động của Năm Du lịch Quốc gia 2021 do tỉnh Ninh Bình đăng cai sẽ diễn ra bình thường. Đây cơ hội để ngành du lịch phục hồi và bứt phá sau đại dịch COVID - 19.