Hoá đơn 42,5 triệu đồng: Thần khẩu hại xác phàm hay "bóc phốt" hại du lịch?

Anh Đào |

"Chặt chém” làm hại hình ảnh du lịch bao nhiêu thì những thông tin thất thiệt tào lao cũng gây ảnh hưởng bấy nhiêu.

Gần đây, Công an Bảo Lộc, Lâm Đồng đã làm rõ sự thật đằng sau ly cà phê đắt nhất Việt Nam. Hoá ra, hóa đơn tính tiền ly cà phê “Phượng hoàng lửa” giá 249.000 đồng - tổng cộng 28,8 triệu đồng do chính chủ quán... tự in, tự đăng tải lên mạng. Và: Để câu like.

“Chiêu trò” khiến cả báo chí, cả mạng xã hội, cả dư luận... mắc bẫy. Và cuộc tranh luận, như một hình thức PR không công nhưng tác hại cũng khó mà đo lường được: Những từ ngữ “chặt chém”, “cứa cổ”... được nhắc lại, ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh du lịch địa phương.

Sự cả tin của dư luận có lý của nó. Chặt chém không hề ít phổ biến: Tô bún cắt cổ, đánh giày với giá trấn lột, và những chủ quán sẵn sàng “tát nước vào mặt” du khách... ở khắp nơi.

Nhưng chặt chém làm hại hình ảnh du lịch bao nhiêu thì những thông tin thiếu chính xác được tung một cách ác ý cũng làm xấu du lịch bấy nhiêu.

Chuyện thời sự là tờ hoá đơn 42,5 triệu đồng cho một bữa hải sản ở Nha Trang ngay trước dịp nghỉ lễ 30.4-1.5.

42,5 triệu đồng. Một bữa ăn bằng 8 tháng thu nhập bình quân của một công nhân. Con số đó sốc thực sự.

Nhưng có những con số, sự thật còn sốc hơn.

Bởi trong bữa ăn có tổng trọng lượng lên tới hàng chục kg đó, có những món như tôm hùm thiên nhiên 2,5 triệu đồng/kg. Đắt đỏ đến xa xỉ với đại bộ phận nhân dân và người lao động.

Bởi sự thật là: 1 người chọn món và thoả thuận giá, 1 người khác tính tiền và tung tin lên mạng xã hội lại là 1 người khác nữa.

Điểm đáng để ghi nhận trong sự vụ này là việc vào cuộc nhanh chóng của chính quyền.

Bởi ngay khi có dư luận, Thành phố Nha Trang đã lập đoàn liên ngành kiểm tra từng chiếc camera, từng chiếc cân, đối chiếu từng món ăn trên tờ hoá đơn và so sánh giá từ mua vào đến bán ra.

Kết luận cuối cùng: Chưa phát hiện cơ sở bán hàng tăng giá bất hợp lý.

Dịp nghỉ lễ năm nay, chính quyền và lực lượng chức năng đã có rất nhiều biện pháp để đảm bảo quyền lợi cho du khách cũng như bảo vệ hình ảnh du lịch địa phương. Từ việc đặt cân để đối chứng, từ việc công bố các đường dây nóng... cho đến những đoàn kiểm tra, ngay và luôn, trong dịp lễ.

Nhưng hoá ra, bảo vệ hình ảnh du lịch, hình ảnh đất nước còn là trách nhiệm của chính những du khách. Chứ ai đời gọi món sang chảnh đắt đỏ, gọi thừa mứa rồi sau đó lên mạng tố láo.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Sự thật bất ngờ vụ hóa đơn 42,5 triệu cho bữa hải sản ở Nha Trang

Hữu Long |

Thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) đã có kết quả xác minh về thông tin phản ánh trên mạng xã hội facebook liên quan đến quán hải sản Cô Sương bị du khách tố “chặt chém” với hóa đơn thanh toán 42,5 triệu đồng.

Thực khách tố nhà hàng “chặt chém”: Thế nào là khiếu nại đúng pháp luật?

Quang Việt |

Pháp luật có quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, song nghiêm cấm hành vi lợi dụng sơ hở, sai sót của người khác để chiếm đoạt tài sản.

3.700 cột điện bị gãy đổ và bữa cơm "cheo leo" giữa lưng trời

Cường Ngô |

Gần 3.000 cán bộ công nhân ngành điện đã cùng chung sức đồng lòng, nỗ lực từng giờ, từng phút để khẩn trương cấp điện trở lại cho Quảng Ninh.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.