Hoa hậu làng, nữ hoàng tâm linh và người đẹp thực phẩm

Lê Thanh Phong |

Xã hội hóa, mở rộng các điều kiện để thông thoáng trong lĩnh vực hoạt động nghệ thuật, trong đó có các cuộc thi người đẹp, người mẫu. Tuy nhiên, cần phải có các quy chuẩn về các cuộc thi nhan sắc, nếu không thì sẽ loạn hoa hậu, hay nói đúng hơn đó chỉ là những cuộc "kinh doanh nhan sắc" mang danh thi cử.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trình dự thảo về Quy định hoạt động biểu diễn. Có một số điểm thay đổi lớn về quy định thi người đẹp, người mẫu.

Bộ chủ trương phân cấp cho địa phương: Đối với thi người đẹp, người mẫu quốc tế tổ chức tại Việt Nam, Bộ căn cứ tình hình cụ thể từng năm để xem xét quyết định, nhưng không quá hai cuộc. Thi người đẹp, người mẫu toàn quốc thì cấp tỉnh, vùng, ngành, lĩnh vực sẽ phân cấp cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức vòng chung kết xem xét, mỗi năm không quá một cuộc tại địa phương.

Ý là các tỉnh, thành được tổ chức thi người đẹp toàn quốc. Người đẹp toàn quốc có nghĩa là hoa hậu toàn quốc. Chưa kể hoa hậu tỉnh, hoa hậu thành phố, rồi còn hoa hậu thể thao, hoa hậu quý bà, hoa hậu quý cô, người đẹp áo dài, áo tắm, hoa hậu thôn, hoa hậu xóm.

Còn nữa, các loại nữ hoàng, từ nữ hoàng tâm linh đến nữ hoàng thực phẩm.

Nhiều người nghĩ rằng, thi người đẹp thì cũng vui thôi, doanh nghiệp bỏ tiền kinh doanh, nhà nước chẳng mất đồng nào. Nhí nha nhí nhố ồn ào vô hại.

Nhưng từ chuyện vui đến chuyện "loạn" hoa hậu cũng chỉ một bước. Khi đó thì danh hiệu hoa hậu trở thành rẻ rúng. Thử hình dung, mỗi địa phương được tổ chức một cuộc, chưa kể các ngành, vùng, quốc tế, thì mỗi năm chúng ta "sản xuất"  không biết bao nhiêu hoa hậu, người đẹp.

Vậy thì mục đích của cuộc thi hoa hậu là gì? Mang đến thông điệp gì? Đề cao cái đẹp, cái thiện, kêu gọi cộng đồng hướng đến những ứng xử, chia sẻ mang tính nhân văn, nhân ái qua các hoạt động của những người đạt giải, hay các giải đó phục vụ cho mục đích riêng của người sở hữu?

Những vụ án về đường dây bán dâm, những cái tên hoa hậu, người mẫu nổi tiếng được ghi trên các kênh thông tin, đủ để chúng ta hiểu rõ thêm về bản chất của chuyện thi nhan sắc. Vẫn biết rằng, chuyện bán dâm là việc cá nhân của mỗi người, họ chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nhưng đừng quên rằng, trong đó ít nhiều có sự tiếp tay của các cuộc thi người đẹp từ cao đến thấp, từ quốc tế đến ao làng.

Quan điểm cho cá nhân tự do đi thi người đẹp quốc tế cũng từng được đưa ra tranh cãi, hãy "cởi trói" cho người đẹp và vì đó là việc cá nhân của họ.

Nhưng có những cái sân quốc tế như cái ao làng, danh xưng chỉ là mua bán, cũng phải rành mạch để rõ trắng đen.

Còn người đẹp đi thi các giải quốc tế với tư cách hoa hậu đến từ Việt Nam phải có chuẩn mực để tuyển chọn và đề cử, bởi vì người đi dự giải đại diện cho phụ nữ của Việt Nam, không chỉ "sắc đành đòi một" mà còn "tài đành họa hai".

Hãy xã hội hóa các hoạt động kinh doanh nghệ thuật, giải trí, nhưng phải có tiêu chí để đảm bảo các giá trị.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Xóa mác “bình hoa di động”?

NGỌC DỦ |

Mỗi năm, cả nước có ít nhất 4 cuộc thi hoa hậu, nam vương cấp quốc gia cùng hàng loạt cuộc thi hoa khôi, người đẹp, nữ hoàng… Chính vì thế, “người đẹp, nam thần” được “sản sinh” ra sau những cuộc thi ấy khá nhiều, kéo theo đó việc cạnh tranh lên sàn catwalk ngày một gắt gao khiến họ phải tìm hướng đi mới cho mình - “tấn công”, thử sức trong lĩnh vực phim ảnh, truyền hình.

Người mẫu, hoa hậu "đi khách" bị xử lý ra sao?

Việt Dũng |

Ông Nguyễn Minh Long (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, hiện các quy định không nói rõ về giá bán dâm là căn cứ xử lý. Việc xử lý vi phạm về bán dâm chỉ căn cứ vào hành vi bán dâm.

30 ngàn USD và chiếc áo của hoa hậu

Anh Đào |

30 ngàn USD, ngót 700 triệu - cái giá có lẽ phá bỏ mọi kỷ lục mại dâm. Đó có phải là hệ quả của một lối sống sang chảnh, xa hoa đuổi theo sự hào nhoáng với thước đo giá trị là hàng hiệu, ôtô, và tiền... như một thứ “đẳng cấp”?

Bí thư huyện bức xúc về việc 300 sổ đỏ của dân bị thu hồi

Hoài Phương |

Bình Định - Về việc tham mưu UBND huyện thu hồi 300 sổ đỏ của người dân, Bí thư Huyện ủy Phù Mỹ cho rằng, đây là vấn đề gây bất ổn trong xã hội.

Khởi tố, bắt tạm giam người cha bạo hành con trai 6 tuổi

Tâm Tú |

Ngày 4.10, Công an Quận 8 (TPHCM) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam người cha trong vụ bé trai 6 tuổi nghi bị bạo hành.

Xét tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho ông Mai Đức Chung

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Nội vụ tiến hành lấy ý kiến nhân dân đề nghị tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” đối với ông Mai Đức Chung.

Dự báo vùng ảnh hưởng của cơn bão mới mạnh ngang Helene

Thanh Hà |

Tin bão mới nhất cho hay, bão Kirk mạnh lên thành bão cấp 4 ngày 3.10, trở thành bão mạnh thứ 3 trong mùa bão 2024 sau siêu bão Beryl và Helene.

Bất ngờ lý do không đội mũ bảo hiểm của nam sinh lớp 9

Tô Thế |

Khi bị lực lượng CSGT Hà Nội dừng xe kiểm tra vì không đội mũ bảo hiểm, nam sinh lớp 9 tỏ ra bất ngờ.

Xóa mác “bình hoa di động”?

NGỌC DỦ |

Mỗi năm, cả nước có ít nhất 4 cuộc thi hoa hậu, nam vương cấp quốc gia cùng hàng loạt cuộc thi hoa khôi, người đẹp, nữ hoàng… Chính vì thế, “người đẹp, nam thần” được “sản sinh” ra sau những cuộc thi ấy khá nhiều, kéo theo đó việc cạnh tranh lên sàn catwalk ngày một gắt gao khiến họ phải tìm hướng đi mới cho mình - “tấn công”, thử sức trong lĩnh vực phim ảnh, truyền hình.

Người mẫu, hoa hậu "đi khách" bị xử lý ra sao?

Việt Dũng |

Ông Nguyễn Minh Long (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, hiện các quy định không nói rõ về giá bán dâm là căn cứ xử lý. Việc xử lý vi phạm về bán dâm chỉ căn cứ vào hành vi bán dâm.

30 ngàn USD và chiếc áo của hoa hậu

Anh Đào |

30 ngàn USD, ngót 700 triệu - cái giá có lẽ phá bỏ mọi kỷ lục mại dâm. Đó có phải là hệ quả của một lối sống sang chảnh, xa hoa đuổi theo sự hào nhoáng với thước đo giá trị là hàng hiệu, ôtô, và tiền... như một thứ “đẳng cấp”?