Khi bộ trưởng nói thật về một vấn đề cũ

Đào Tuấn |

“Tất cả các mặt trận đều đang gặp sức ép”; “Nông nghiệp đang rất khó khăn”… Đây là những dòng tít báo xuất hiện hôm qua, dẫn những lời nói thêm ngoài báo cáo của Bộ trưởng Bộ KHĐT Bùi Quang Vinh khi ông trình bày báo cáo tình hình kinh tế - xã hội trước nghị trường.

Khó từ những vấn đề vĩ mô “xuất khẩu giảm nhiều, nhập khẩu tăng cao”, khó cho đến những nhiệm vụ mục tiêu “Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước còn chậm và chưa đáp ứng yêu cầu đề ra”.

Và khó nhất là nông nghiệp, mặt trận mà trước nay qua bao cơn sóng gió, vẫn luôn chứng tỏ được là “điểm tựa của cả nền kinh tế”.

Nông nghiệp ế thừa và giá trị thấp không chỉ ở trong hình ảnh những quả dưa. Theo Bộ trưởng Vinh, riêng về tiêu thụ gạo, Chính phủ cũng họp hai lần rồi. Ngay cả Trung Quốc sản xuất dư lương thực nhưng vẫn nhập gạo của Việt Nam do giá rẻ.

“Và yêu cầu đang được Trung Quốc đặt ra là doanh nghiệp nào của họ muốn có quota nhập 10.000 tấn gạo thì phải tiêu thụ 1.000 tấn trong nước, không thì không cho. Vì thế gạo Việt Nam đang tồn ở Lào Cai”.

Và không chỉ gạo, nhiều mặt hàng khác cũng bị cạnh tranh rất căng thẳng.

Những vấn đề cấp bách chỉ đúng tật bệnh không chỉ của nông nghiệp, mà của cả nền kinh tế. Đó là việc giá trị thấp, lấy số lượng bù cho chất lượng. Bán rẻ sức lao động. Đó là sự thiếu ổn định của đầu ra. Đó là sự phụ thuộc thậm chí đến lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Và trầm kha hơn cả, là việc chưa nhìn thấy giải pháp để giải quyết vấn đề đã cũ rích này khi nông dân luôn rơi vào tình trạng “cứ làm mà không biết bán cho ai”.

Với tình trạng này, nông sản có nguy cơ thua ngay trên sân nhà khi các hiệp định thương mại tự do (FTA) hay việc đàm phán TPP thành công giống với thử thách hơn là cơ hội.

Nhưng điều đáng hoan nghênh là chí ít Bộ trưởng đã nói để nhân dân, đặc biệt là nông dân biết được tình hình đất nước. Biết để không bị bất ngờ. Biết để chung vai gắng sức cùng Chính phủ trong chặng đường không chỉ 6 tháng cuối năm. Bởi, hơn ai hết, chính họ là những người góp mồ hôi công sức xây dựng đất nước.

Nhân dân rõ ràng cần những bản báo cáo trung thực. Cần những lời nói thật. Cần những cái mở ngoặc đơn ngoài báo cáo chứ không cần sự ổn định giả tạo, không quan tâm đến những con số tô hồng không phản ánh đúng thực tế.

Đào Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

VĐV bóng chuyền Nguyễn Thị Xuân và sự bền bỉ ở tuổi U40

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 181 có buổi trò chuyện với chủ công Nguyễn Thị Xuân về hành trình gắn bó với bóng chuyền cũng như dự định trong tương lai của tay đập 38 tuổi.

Tăng trợ cấp thất nghiệp lên 75% giúp người lao động yên tâm

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75% lương bình quân là mong mỏi của rất nhiều người lao động.

Xem xét lại cơ chế đấu giá đất

CAO NGUYÊN |

Việc đẩy giá đất đấu giá lên cao rồi bỏ cọc sẽ gây ra nhiều hệ lụy đến thị trường bất động sản. Các chuyên gia cho rằng, phải xem xét lại cơ chế đấu giá đất.

Bên trong những ngôi nhà tạm vùng rốn lũ Mường Pồn

THANH BÌNH - QUANG ĐẠT |

Điện Biên - Trong khi chờ tái định cư sau lũ quét từ gần 2 tháng trước, nhiều người dân vùng rốn lũ Mường Pồn đang phải dựng lên những ngôi nhà tạm.