Khi các trường đại học đang tự “ăn thịt chính mình”

Hoàng Văn Minh |

PGS.TS Lê Quang Sơn, Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng nói các trường đại học đang tự “ăn thịt chính mình” khi đầu tư quá nhiều sức lực để mở rộng quy mô đào tạo nhằm lấy tiền.

Trong hơn 660.000 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học năm nay, có đến 99,3% thi sinh đủ điều kiện trúng tuyển đợt 1.

Thông tin này được bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) công bố tại Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023-2024 khối giáo dục đại học tại TP HCM chiều 26.8.

Con số 99,3% thi sinh đủ điều kiện trúng tuyển đại học đợt 1, tức cứ 10 người đăng ký thì có đến hơn 9 người đậu đại học nói lên rất nhiều điều.

Nó phản ánh một thực trạng là đỗ đại học bây giờ quá dễ. Và một phần nguyên nhân đến từ việc các trường đại học mở rộng quy mô đào tạo với điểm chuẩn thấp để tự nuôi sống mình bằng nguồn thu học phí.

Đây cũng là lý do khiến tại hội nghị trên, lãnh đạo nhiều trường đại học vẫn than là “khó khăn chồng chất” nếu không được tăng học phí dù Chính phủ đã quyết định chưa tăng học phí theo Nghị định 81.

Thậm chí, PGS.TS Lê Quang Sơn nói "Chúng tôi sẵn sàng cùng với Bộ ký thư thỉnh cầu để các trường có thể tăng học phí, có nguồn để đảm bảo chất lượng đào tạo".

Ông Sơn nói các trường đang theo xu hướng mở rộng quy mô đào tạo, tuyển sinh, lấy nguồn thu học phí để hoạt động. Đó là phát triển theo hướng mở rộng chứ không phải đào sâu, như thế rất khó để đảm bảo chất lượng. Và đó là hành động tự “ăn thịt chính mình” khi đầu tư quá nhiều sức lực để mở rộng quy mô đào tạo ra nhằm lấy tiền.

Thỉnh nguyện thư tăng học phí không thể nào thành hiện thực bởi chưa tăng học phí, nói như Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ hôm ngày 5.8 là nhằm giảm gánh nặng cho người dân có con em đi học trong bối cảnh kinh tế đang rất khó khăn.

Và câu hỏi đặt ra là nếu năm tới, những năm tới nữa, Chính phủ vẫn chưa đồng ý cho tăng học phí thì các trường đại học vẫn phải tự “ăn thịt mình”, vẫn ký thỉnh nguyện thư và không còn cách nào khác để nâng cao chất lượng đào tạo?

Rất khó chấp nhận khi chất lượng đào tạo của các trường đại học lại lệ thuộc kiểu “con tin” vào việc các trường tự “ăn thịt chính mình”, chờ Nhà nước tăng ngân sách và học phí năm sau tăng hơn năm trước – hiện đang chiếm đến 70% nguồn thu như Lao Động đã nhiều lần phân tích.

Trong khi việc tự thân vận động để đa dạng hoá và tăng tỉ trọng nguồn thu từ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và các nguồn khác... lại đang chiếm tỉ lệ vô cùng nhỏ.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Thêm trường đại học top đầu xét tuyển bổ sung năm 2023

trà my |

Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo tuyển bổ sung 156 chỉ tiêu ở bốn ngành.

45 trường đại học xét tuyển bổ sung năm 2023

Vân Trang |

Lao Động cập nhật danh sách các trường đại học xét tuyển bổ sung năm 2023.

Bùng nổ việc sử dụng IELTS để xét tuyển đại học

Tường Vân |

Mùa tuyển sinh năm 2023, có hơn 100 trường đại học sử dụng chứng chỉ IELTS để tuyển sinh đầu vào.

Học phí ngày càng tăng nên chưa nhập học, tân sinh viên đã lo kiếm việc làm

VÂN HI |

Hiện nay, sinh viên trên cả nước đã bắt đầu chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục nhập học. Tại TP Cần Thơ, thay vì chuẩn bị hồ sơ nhập học trước, một số sinh viên lên thành phố tìm kiếm việc làm. Được biết, sở dĩ có nghịch lí này là vì gia đình khó khăn, mức học phí khá cao, tân sinh viên phải phụ gia đình kiếm thêm thu nhập trang trải học phí đầu năm.

Có nên mở rộng cửa lên tuyển Việt Nam với cầu thủ nhập tịch?

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 180 cùng bình luận viên Quang Huy phân tích về những vấn đề Đội tuyển Việt Nam cần chuẩn bị cho ASEAN Cup 2024.

Nga phản công Ukraina ở Kursk, giải phóng nhiều lãnh thổ

Ngọc Vân |

Tổng thống Ukraina tuyên bố Nga bắt đầu cuộc phản công để giành lại các vùng lãnh thổ ở tỉnh Kursk do lực lượng Kiev chiếm đóng.

Bão Bebinca dự báo gây ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc

Thanh Hà |

Dự báo bão mới nhất cho hay, đường đi của cơn bão mới Bebinca sẽ đi qua các nhà máy lọc dầu ở Thượng Hải, Ninh Ba, Trung Quốc.

Những người già cô đơn ở làng quy hoạch treo Quảng Nam

Hoàng Bin |

Hơn 20 năm sống trong điều kiện hạ tầng thiếu thốn, người trẻ lần lượt rời làng, khiến người cao tuổi ở làng quy hoạch treo Quảng Nam mang nỗi buồn đau đáu.