Học phí đại học, sinh viên không “sốc” thì các trường “ngắc ngoải”

Hoàng Văn Minh |

Học phí đại học của chúng ta hiện nay được ví như một tấm chăn hẹp, kéo bên này thì hụt bên kia, nếu tăng thì sinh viên và phụ huynh sốc, nếu không tăng thì các trường đại học lại “ngắc ngoải”.

Như Lao Động đã thông tin, tại cuộc họp về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2021/NĐ-CP mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kết luận sẽ chưa áp dụng lộ trình cơ chế thu, quản lý học phí quy định tại Nghị định 81 và không tăng học phí năm học 2023 - 2024.

Tin này, dĩ nhiên sẽ mang đến niềm hân hoan cho sinh viên và phụ huynh, nhưng lại là một cú sốc cho các trường đại học trong cả nước.

Bởi từ nhiều năm nay, nguồn thu từ học phí vẫn chiếm một tỉ lệ áp đảo – trên dưới 70% trong nguồn thu hằng năm của các trường. Số còn lại là thu từ ngân sách, từ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và các nguồn khác.

Một báo cáo khác, từ Ngân hàng Thế giới mới đây cho biết, nếu như năm 2017, tổng thu nhập của các trường đại học công lập Việt Nam từ ngân sách Nhà nước chiếm 24% thì bốn năm sau – năm 2021, con số này chỉ còn 9%.

Và học phí, từ chỗ chiếm 57% tổng thu nhập năm 2017 thì đến năm 2021 lại chiếm đến 77%.

Các con số vừa nêu, đã nói lên tầm quan trọng của việc thu học phí đối với sự tồn vong của các trường đại học ở Việt Nam như thế nào!

Việc tồn vong của các trường đại học lệ thuộc phần lớn vào việc thu học phí cũng như tăng – giảm học phí sẽ dẫn đến hệ luỵ đã nhìn thấy trước mắt là chất lượng đầu vào suy giảm do các trường buộc phải hạ chuẩn, thậm chí có trường còn “vơ bèo vạt tép” để có được nhiều sinh viên.

Việc "vơ bèo gạt tép" còn dẫn đến nhiều khả năng. Nếu bỏ ngỏ đầu ra sẽ cho xã hội một nguồn lực cử nhân chất lượng kém. Nhưng nếu siết chặt thì sẽ có nhiều sinh viên không được ra trường, dẫn đến lãng phí tiền của cũng như thời gian quý giá để có thể học những ngành nghề khác.

Hệ luỵ nữa là học phí, như hiện nay (chưa tăng theo Nghị định 81), đã là bình quân khoảng 30 - 50 triệu đồng/năm/trường/sinh viên, chưa kể các chi phí khác. Đây là một con số rất lớn đối với thu nhập bình quân của người dân. Và điều này đã tước đi cơ hội được học đại học của rất nhiều học sinh trong thời gian qua.

Để học phí đại học của chúng ta không còn là hình ảnh của một tấm chăn hẹp - sinh viên ấm thì các trường đại học lạnh và ngược lại - thì tăng nguồn thu từ ngân sách Nhà nước là một trong những giải pháp.

Thực tế thì con số 9% mà ngân sách Nhà nước đóng góp vào nguồn thu của các trường đại học ở Việt Nam là quá thấp. Trong khi nhiều nước trong khu vực và thế giới, lấy ví dụ như Trung Quốc, từ báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tổng thu của các trường đại học từ ngân sách Nhà nước chiếm khoảng 50-55% và ngược lại, học phí chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 30%.

Tuy vậy, bản thân các trường đại học cũng không thể trông chờ vào hy vọng tăng ngân sách hay học phí mà phải tự thân vận động để đa dạng hoá và tăng tỉ trọng nguồn thu từ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và các nguồn khác...

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Học phí tăng, công nhân viên chức oằn vai "gánh" con vào đại học

NHẬT HỒ |

Năm học 2023 - 2024 hầu hết các trường đại học tại Bạc Liêu đều thông báo tăng học phí. Mức tăng hơn 10% so với năm trước, có trường tăng gần 20 triệu đồng/năm. Học phí tăng trong bối cảnh thu nhập của đại đa số công nhân, viên chức tăng không đáng kể đã trở thành gánh nặng trong việc lo con đến trường.

Thu hồi học phí đã hỗ trợ với trường công lập còn khó, huống gì ngoài công lập

THÙY TRANG |

Nhắc câu chuyện thu hồi học phí đã hỗ trợ tại Đà Nẵng, một số lãnh đạo trường mầm non công lập chỉ biết cười trừ. Vì chi tiền thì dễ chứ việc thu lại tiền, đừng nói con số vài chục tỉ đồng mà với mỗi phụ huynh, thuyết phục thu hồi lại 230.000 đồng/tháng là chuyện chẳng dễ dàng.

Không tăng học phí, chuyên gia đề xuất giải pháp gỡ khó cho trường đại học

trà my |

Hiện nay, học phí vẫn là nguồn thu chủ yếu của các trường đại học Việt Nam. Do đó, việc không tăng học phí trong nhiều năm khiến các trường đối mặt với thách thức lớn.

Hé lộ bất ngờ về bà chủ đứng sau Cafe Katinat

Lục Giang |

Trương Nguyễn Thiên Kim - bà chủ phía sau chuỗi Cafe Katinat là lãnh đạo cấp cao tại nhiều doanh nghiệp với khối tài sản lên đến hàng nghìn tỉ đồng.

Bão số 3 ảnh hưởng thế nào đến đường dây 500kV

Anh Tuấn |

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, bão số 3 (Yagi) đã gây ra một số sự cố lưới điện 500kV, tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, Hải Phòng.

"Check VAR" lòi hồ sơ phông bạt những người làm màu

Tiến Nguyễn |

Sau công bố sao kê tiền ủng hộ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, cộng đồng mạng đã "check VAR", từ đó lòi hồ sơ những người thích làm màu.

Lần đầu thiết lập cầu vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ bão lũ

phóng viên |

Lần đầu thiết lập cầu vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ bão lũ.

Thêm 3 người thoát nạn vụ lở núi ở Làng Nủ, Lào Cai

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng ghi nhận thêm nhiều người tại thôn Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai) trở về an toàn.