Như một bãi rác, Hà Nội không vội không được nữa rồi

Anh Đào |

Mỗi năm dân số Hà Nội tăng thêm 200.000 người, tức là bằng “cả huyện người”, trong khi suốt từ 2004 khi thành phố có chủ trương kêu gọi tư nhân tham gia, cả 4-5 dự án xử lý rác vẫn chưa cái nào ra cái nào.

Minh - một người dân sống gần khu vực bãi rác Nam Sơn tâm sự: "Huyện thông báo sắp có nhà máy đốt rác hiện đại được xây dựng. Tôi cố chịu mùi hôi vài năm, có nhà máy chắc sẽ đỡ hơn. Nhưng đến bây giờ chẳng thấy thợ xây nào đến xây nhà máy cả".

Đó là ghi nhận của báo Tuổi trẻ vào tháng 9 năm ngoái.

Cái nhà máy mà Minh, cố chịu hôi và chờ đợi đó là Dự án 7.000 tỉ điện rác Sóc Sơn với công suất xử lý 4.000 tấn rác/ngày với kỳ vọng giải quyết sạch bách rác thải sinh hoạt cho 9 quận nội thành Hà Nội và 5 huyện (Thanh Trì, Gia Lâm, Từ Liêm, Đông Anh, Sóc Sơn). Chưa kể, lượng rác được đốt sẽ tạo ra 75 MW điện mỗi giờ.

Lợi quá phải không! Giải quyết gọn ghẽ vấn đề bãi rác Nam Sơn phải không!

Nhưng cái kỳ hạn 21 tháng dự định hoàn thành đã qua từ rất lâu rồi, Điện rác Nam Sơn vẫn chưa đâu vào đâu cả. Và hôm nay, khi bãi rác Nam Sơn bị chặn, nhiều nơi trong thành phố ngập trong rác thải, bốc mùi xú uế, có lẽ, lại phải nhắc lại câu chuyện mất cân bằng nghiêm trọng đầu vào, đầu ra tại Thủ đô.

Mỗi người dân đô thị, theo tính toán, thải ra 1,6kg rác mỗi ngày. Với “cả huyện người” tăng thêm mỗi năm, ngay cả một học sinh lớp 1 cũng tính được lượng rác rưởi tăng thêm ở mức độ kinh khủng như thế nào.

Hà Nội không phải không suốt ruột, cũng không phải là thiếu quyết liệt. Năm ngoái, thành phố thúc giục Sở Xây dựng tăng cường kiểm tra, rà soát các các dự án chậm tiến độ. Cụ thể: Dự án xây dựng Nhà Núi Thoong huyện Chương Mỹ; Dự án Đông Lỗ, Ứng Hòa; Dự án Lại Thượng, Thạch Thất; Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải tại xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức...

Hồi tháng 5 năm nay, Chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Chung trực tiếp thị sát Dự án điện rác Sóc Sơn, cái nhà máy mơ ước của anh Minh, và ông yêu cầu Nhà máy phải vận hành trong năm 2020.

Nhưng sự mất cân đối đầu vào/đầu ra đang cho thấy rác cũng phải được xem xét, cũng phải có... tầm nhìn.

Hôm nay, nhiều nơi trong thành phố chịu mùi xú uế, nhưng đừng trách những người dân bãi rác tội nghiệp. Họ chịu đựng, họ được hứa hẹn, họ chờ đợi, và họ cũng đã mất kiên nhẫn từ rất lâu rồi.

Cả huyện người mỗi năm. Chung cư dày đặc đến mức ngộp thở với những kỷ lục kinh hoàng: 2km đường gánh 40 tòa cao ốc.

Trong khi, 4-5 dự án xử lý rác vẫn dậm chân tại chỗ và bãi rác Nam Sơn với công nghệ cào lấp cơ bắp đang như một núi rác, có lẽ, giờ rác cũng phải được coi là cần thiết cấp bách như điện, như nước, như giao thông. Có lẽ, Hà Nội giờ không vội không được nữa rồi.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Dân lập chốt chặn, xe chở rác xếp hàng dài cả km trong đêm

Hoàng Vũ |

Từ tối 15.7, người dân sinh sống tại ngã 3 Khu đô thị Môi trường (phố Phúc Diễn, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) lập chốt chặn, ngăn xe chở rác vào bãi tập kết ở Cầu Diễn.

Chặn xe rác vào Nam Sơn: Rắc vôi khử khuẩn “núi rác” trăm tấn ở nội thành

Hà Phương |

Do người dân chặn xe vào đổ rác tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, nội đô đã ùn ứ rác. Rác chất thành núi bốc mùi hôi thối nên công nhân môi trường đã tiến hành phun khử khuẩn dung dịch LTH 100 và rắc vôi bột, phủ bạt khắc phục tạm thời.

Người dân Phúc Diễn vác xe đạp chặn xe rác vào bãi tập kết ở Cầu Diễn

Tùng Giang |

Người dân sinh sống tại ngã 3 Khu đô thị Môi trường (phố Phúc Diễn, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) bắc ghế, vác xe đạp chặn xe chở rác vào bãi tạm ở Cầu Diễn lúc 19h ngày 15.7.

Rác thải nội đô lại chất đống, chảy nước và bốc mùi hôi thối

Tú Quỳnh |

Hai ngày sau khi người dân chặn không cho xe rác chở rác vào bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội), một số khu vực đất trống trong nội đô trở thành nơi tập kết rác bất đắc dĩ. Rác bị tồn đọng, chảy nước và bốc mùi hôi thối gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của người dân.

3.700 cột điện bị gãy đổ và bữa cơm "cheo leo" giữa lưng trời

Cường Ngô |

Gần 3.000 cán bộ công nhân ngành điện đã cùng chung sức đồng lòng, nỗ lực từng giờ, từng phút để khẩn trương cấp điện trở lại cho Quảng Ninh.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.