Quy hoạch sông Hồng: Cần những "thị trưởng máy ủi"

Anh Đào |

Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng vừa tái khởi động với những tuyên bố nghe rất thích: Rằng thay vì “quay lưng”, giờ "Hà Nội sẽ quay mặt vào sông Hồng”. Dân mừng lắm. Vì đã mấy chục năm, qua bao lần quy hoạch rồi mà họ vẫn đang bị “treo ở đó”.

“Nhìn bản đồ thế giới, không hiếm những thành phố, Thủ đô đã và đang xây dựng, phát triển bề thế cùng với dòng sông lịch sử:

Pa-ri với sông Xen; Luân Ðôn với sông Thêm-dơ; Bu-đa-pét với sông Ða-nuýp; Seoul với sông Hàn....”.

Ngoặc kép, là đề từ của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Triệu trong dịp Hà Nội và Seoul ký thỏa thuận hợp tác nghiên cứu Dự án phát triển sông Hồng với ước mơ “Kỳ tích sông Hồng” trong... nay mai.

Thời điểm: 2006.

Mới đó mà đã... 15 năm. Ông Triệu đã về hưu. Còn đề án, trị giá 5 triệu USD thì cũng... chìm rồi.

Trước “người Hàn”, từ 1994, dự án “Trấn Sông Hồng” đã được “người Singapore” đề xuất, mô hình kiểu như một tiểu khu ở đảo quốc sư tử, tổng mức đầu tư dự kiến 240 tỉ đồng. Tất nhiên, nó cũng mất tăm.

Tại sao dự án của “người Hàn”, người Singapore bị gác lại?

Dân không biết. Vì có ai nói cho dân biết đâu.

Chỉ biết là mấy chục năm quy hoạch treo. Hàng trăm ngàn ha đất 2 bên bờ Sông hoặc bỏ hoang, hoặc bị lấn chiếm. (Chỉ từ tháng 12.2019 đến 11.2020 đã có tới 59 vụ vi phạm về đê điều, trong đó khu vực sông Hồng luôn là điểm “nóng”).

Mấy chục năm quy hoạch treo, đôi bờ Sông Hồng trở thành bãi rác, trở thành bãi phế liệu, mấy trăm ngàn dân sống cảnh “đi không được, ở không xong”. Chính quyền địa phương, trước một cái đơn xin sửa nhà thì “Cho làm hay không cho làm. Cho làm đến mức độ nào. Nếu để bà con xây dựng không có phép là mình có lỗi, mà không để cho bà con làm thì áy náy..” - Lời ông Dương Văn Hòa, Chủ tịch UBND phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai (nguồn VOV).

Liệu chúng ta có thể nói đến một kỳ tích sông Hồng với một quy hoạch treo hàng chục năm, với một cái thế phát triển “quay lưng ra sông”?

Nhắc đến quy hoạch sông Hồng, đến giấc mơ “kỳ tích sông Hồng” có lẽ, không thể không nhắc đến sông Hàn.

Những năm cuối thập niên 196x, một trong những điều thần kỳ tạo nên “Kỳ tích sông Hàn” là việc xây dựng Seoul của thị trưởng Kim Hyun Ok với một sự quyết đoán đến mức sẵn sàng va chạm và san phẳng mọi trở lực theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Tới nhiệm kỳ giai đoạn 2002-2006, khi làm thị trưởng Seoul, ông Lee Myung Bak- người sau này trở thành tổng thống Hàn Quốc- đã bất chấp mọi ý kiến phản đối để quyết tâm đập bỏ hẳn một con đường cao tốc và xanh hoá con kênh đen Cheonggyecheon.

Cả hai, đều được gọi là những “thị trưởng máy ủi”.

Quy hoạch sông Hồng được tái khởi động. Dân mừng lắm. Nhưng làm thế nào để lại không bung, không toang thì lại cần những người lãnh đạo thực sự quyết đoán, cần thực sự những thị trưởng máy ủi, để ít nhất nó không bị treo thêm vài chục năm nữa.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Tạo đột phá cho phát triển Thủ đô khi quy hoạch hai bên bờ sông Hồng

Phạm Đông |

Hiện tại quy hoạch hai bên bờ sông Hồng đang được Hà Nội quyết tâm thực hiện. Theo nhận định, việc hình thành con đường ven sông sẽ là cánh cửa rộng, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, quản lý dân cư, xây dựng điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư, cải thiện chất lượng sống cho người dân.

Hà Nội: Chờ đợi 10 cây cầu mới bắc qua sông Hồng để giải quyết ùn tắc

Đặng Tiến - Văn Nguyễn |

Việc triển khai xây dựng 10 cây cầu mới bắc qua sông Hồng được đánh giá sẽ là giải pháp căn cơ và dài hạn giúp tăng kết nối giao thông liên vùng Thủ đô và giải bài toán ách tắc mà Hà Nội đang phải đối mặt. Sau nhiều năm nằm trong quy hoạch, dự án cầu bắc qua sông Hồng đầu tiên đang được triển khai với tiến độ thi công được đẩy nhanh hơn kế hoạch 2 tháng.

Quy hoạch Sông Hồng: Không để thêm một lần lỗi nhịp

Linh Anh |

Ý tưởng về quy hoạch sông Hồng gắn với nhũng khu đôi thị văn minh, hiện đại đã từng được đề cập gần 25 năm trước. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, những dự án vẫn còn nằm trên giấy tạo ra sự lãng phí về nguồn lực Thủ đô. Mới đây, Thành Uỷ Hà Nội đã thống nhất chủ trương về Đồ án quy hoạch phân khu sông Hồng. Đây là chuyển biến lớn để quy hoạch liên quan đến hàng triệu người dân hai bên bờ sông Hồng sớm được triển khai.

Người dân Hà Nội chen chân trên phố Hàng Mã chơi Trung thu

NHÓM PV |

Tối 16.9 (tức 14.8 Âm lịch), hàng ngàn người dân đổ về khu vực phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội) để vui chơi Trung thu khiến tuyến phố trở nên ùn tắc.

Kịch bản đường đi khi áp thấp nhiệt đới mạnh lên bão số 4

AN AN |

Đại diện cơ quan khí tượng nhận định áp thấp nhiệt đới có thể mạnh thành bão số 4 và khả năng tác động đất liền nước ta.

Tạm giữ lái xe ô tô cán học sinh tử vong trong sân trường

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Cơ quan chức năng đã tạm giữ hình sự người lái xe ô tô bán tải cán tử vong em học sinh lớp 2 ngay trong sân trường.

Lô đất trúng đấu giá hơn 100 triệu đồng/m2 ở Hà Nội bị bỏ cọc

CAO NGUYÊN |

Dù đã hết thời gian nộp tiền nhưng đến nay lô đất có giá trúng đấu giá hơn 100 triệu đồng/m2 ở huyện Thanh Oai (Hà Nội) vẫn chưa đóng tiền.

Hà Nội tắc đường cả cây số, người dân ì ạch di chuyển

Nhóm PV |

Tối 16.9, nhiều tuyến đường tại Hà Nội tắc cứng do giờ tan tầm và lượng người đổ ra đường đi chơi Trung thu.