Rút bảo hiểm xã hội một lần - quả bóng đang ở chân ai?

Hoàng Lâm |

Giai đoạn 2016 - 2022, cả nước có hơn 4,8 triệu lượt người lao động đề nghị và được giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần. Số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần năm sau luôn cao hơn năm trước với tốc độ tăng trung bình khoảng 10%/năm.

Đây rõ ràng là một con số rất đáng lo ngại. Tính chất cơ bản của các chính sách bảo hiểm như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm tự nguyện… là sự khẳng định trụ cột của nền an sinh xã hội nước nhà trong giai đoạn mới, góp phần vào sự tiến bộ và công bằng xã hội, đưa đất nước phát triển bền vững.

Vậy tại sao có chuyện người dân từ chối chính sách ưu việt như vậy? Hai nguyên nhân chính là Tiền và Niềm tin. Phải giải quyết được gốc rễ hai vấn đề này thì người lao động mới yên tâm đóng và giữ bảo hiểm.

Đầu tiên là Tiền. Đa số người lao động có thu nhập không cao, khả năng tích lũy không nhiều dẫn đến khi mất việc làm phải đối mặt với các nhu cầu tài chính trước mắt rất lớn. Tỉ lệ lao động trẻ rút bảo hiểm ngày càng nhiều bởi có tâm lý chỉ quan tâm đến nhu cầu trước mắt hơn là nhu cầu hưởng lương hưu khi về già. Ngoài ra, tình trạng lao động thiếu việc làm, không có việc làm, mất việc làm dẫn đến gia tăng số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần…

Thứ hai là Niềm tin. Tình trạng trốn, nợ bảo hiểm của doanh nghiệp cũng là vấn đề đáng báo động trong khi quy định của pháp luật để xử lý các doanh nghiệp này còn chồng chéo, thậm chí còn mâu thuẫn với nhau. Đơn cử là việc xử lý hình sự doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm vẫn bế tắc.

Phải khẳng định rằng, ngành bảo hiểm cũng đã có nỗ lực để truyền thông về chính sách bảo hiểm. Báo chí cũng đã tích cực đồng hành. Tuy nhiên, phương thức truyền thông cần đa dạng hơn và mạnh mẽ hơn nữa.

Trao đổi với Lao Động, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga nhấn mạnh vào hai giải pháp: Nâng cao đời sống và điều chỉnh các chính sách khuyến khích tham gia bảo hiểm xã hội. Trong đó, để người lao động tăng thu nhập phải làm thường xuyên, điều chỉnh chính sách là liên tục.

Trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói về một yêu cầu mang tính nguyên tắc để bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là “phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển”.

Sớm hoàn thiện và đồng bộ chính sách phải là việc ưu tiên hàng đầu. Trong vấn đề liên quan đến Bảo hiểm xã hội, cần đảm bảo lợi ích và sự hài hoà giữa các bên: Nhà nước - doanh nghiệp - người dân, ở đây là lực lượng người lao động tham gia và thụ hưởng chính sách Bảo hiểm xã hội.

Công tác truyền thông chỉ thực sự hiệu quả khi có sự nỗ lực của tất cả các bên. “Quả bóng” không ở riêng chân ai, bởi tất cả đang ở chung trong một trận đấu chống lại sự tụt hậu, đói nghèo, bất bình đẳng hướng tới đảm bảo và hiệu quả của mạng lưới an sinh xã hội.

Hoàng Lâm
TIN LIÊN QUAN

Không đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội xin nghỉ hưởng lương hưu thế nào?

Minh Hương |

Bạn đọc Hoài Phương hỏi: Tôi là nữ, 58 tuổi nhưng không đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tôi có thể xin đóng thêm bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đủ 20 năm, đồng thời xin giám định sức khỏe suy giảm khả năng lao động 61% để xin hưởng chế độ lương hưu sớm được không?

Người lao động tính cách đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có lợi

Mạnh Cường |

Khi còn nhiều năm mới đến tuổi nghỉ hưu, nhiều lao động đã dùng tiền tích lũy gửi ngân hàng để lấy lãi. Sau đó, dùng số lãi này để đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hàng tháng hưởng lương hưu.

Người lao động có được đề nghị gộp sổ bảo hiểm xã hội nếu có 2 sổ trở lên?

Quế Chi |

Bạn đọc Minh Huyền (Thái Bình) hỏi: Tôi có 2 sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), vậy có được đề nghị để cơ quan BHXH gộp sổ không?

Nghiên cứu tích hợp sổ bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VNeID để không chồng chéo

PHẠM ĐÔNG |

Bộ Công an được giao chủ trì, làm việc với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nghiên cứu, đề xuất giải pháp tích hợp tiện ích sổ bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VNeID, bảo đảm hiệu quả, không chồng chéo, lãng phí.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam lấy ý kiến đề xuất các nội dung sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế

Hà Anh |

Vừa qua, tại Hải Phòng, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đề xuất các nội dung sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT).

Phó Chủ tịch tỉnh xin tạm nghỉ việc để điều trị chấn thương

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Võ Ngọc Hiệp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh xin tạm nghỉ công tác điều hành, chỉ đạo để điều trị chấn thương.

Công bố nguyên nhân vụ 59 người ở chung cư nghi bị ngộ độc

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Bể nước tại chung cư Golden City 3 (TP. Vinh) có nhiều vi sinh vật gây đau bụng, tiêu chảy cho 59 người dân.

Bộ Y tế nói gì khi gần 20 Sở Y tế bị giả mạo văn bản?

Hà Lê |

Chưa đầy một tuần đã có gần 20 Sở Y tế các tỉnh, thành phải phát đi thông báo khẩn khi bị giả mạo văn bản kiểm tra an toàn thực phẩm.

Không đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội xin nghỉ hưởng lương hưu thế nào?

Minh Hương |

Bạn đọc Hoài Phương hỏi: Tôi là nữ, 58 tuổi nhưng không đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tôi có thể xin đóng thêm bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đủ 20 năm, đồng thời xin giám định sức khỏe suy giảm khả năng lao động 61% để xin hưởng chế độ lương hưu sớm được không?

Người lao động tính cách đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có lợi

Mạnh Cường |

Khi còn nhiều năm mới đến tuổi nghỉ hưu, nhiều lao động đã dùng tiền tích lũy gửi ngân hàng để lấy lãi. Sau đó, dùng số lãi này để đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hàng tháng hưởng lương hưu.

Người lao động có được đề nghị gộp sổ bảo hiểm xã hội nếu có 2 sổ trở lên?

Quế Chi |

Bạn đọc Minh Huyền (Thái Bình) hỏi: Tôi có 2 sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), vậy có được đề nghị để cơ quan BHXH gộp sổ không?

Nghiên cứu tích hợp sổ bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VNeID để không chồng chéo

PHẠM ĐÔNG |

Bộ Công an được giao chủ trì, làm việc với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nghiên cứu, đề xuất giải pháp tích hợp tiện ích sổ bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VNeID, bảo đảm hiệu quả, không chồng chéo, lãng phí.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam lấy ý kiến đề xuất các nội dung sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế

Hà Anh |

Vừa qua, tại Hải Phòng, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đề xuất các nội dung sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT).