3 cách phục hồi nhanh cho F0 điều trị COVID-19 tại nhà

Minh An |

Dưới đây là cách làm giảm các triệu chứng ở mức độ nhẹ hoặc trung bình cho những người điều trị COVID-19 tại nhà, với sự trợ giúp của thuốc không kê đơn, chiến lược không dùng thuốc, được khuyến nghị bởi Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ.

Thuốc không kê đơn và các biện pháp can thiệp không dùng thuốc có thể giúp bạn đối phó với các triệu chứng COVID-19 thường gặp như sốt hoặc ớn lạnh, ho, khó thở, nhức đầu, mệt mỏi, đau họng, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, cơ hoặc cơ thể đau nhức, tiêu chảy, buồn nôn hoặc các vấn đề khác. FDA chỉ khuyến nghị sử dụng thuốc kháng virus khi các phương pháp điều trị được phép khác không hiệu quả hoặc không “thích hợp về mặt lâm sàng”.

Chiến lược không dùng thuốc

Khó thở: Bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn các bài tập thở có thể hữu ích để giúp giảm căng thẳng liên quan đến COVID-19.

Ho: Để giúp kiểm soát cơn ho, hãy thử các loại viên ngậm thảo dược giảm ho, uống nước ấm hoặc trà ấm với chanh.

Mất nước: Để giảm nguy cơ mất nước, hãy uống nước thường xuyên và duy trì ăn uống. Nếu đổ mồ hôi nhiều do sốt, bạn có thể bổ sung nước bằng thức uống chứa chất điện giải, chẳng hạn như Oresol.

Các vấn đề về ăn uống: Để giúp việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn, hãy chọn những thức ăn dễ tiêu hóa như súp gà. Mặc dù ở một số người, triệu chứng mất vị giác và khứu giác có thể khiến thức ăn không ngon miệng, nhưng chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp bạn nhanh hồi phục sức khỏe.

Thuốc không kê đơn cho COVID-19

Sốt, đau nhức cơ thể hoặc nhức đầu: Hãy thử dùng acetaminophen (Tylenol), naproxen (Aleve) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin) – nếu bạn không có bất kỳ bệnh lý hoặc dị ứng nào với thành phần của thuốc.

Nghẹt mũi: Sử dụng thuốc thông mũi trong thời gian ngắn, chẳng hạn như thuốc xịt mũi, có thể giúp thông mũi và mở xoang.

Thuốc kháng virus

FDA đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho hai loại thuốc kháng virus theo toa, Paxlovid của Pfizer và Molnupiravir của Merck. Các phương pháp điều trị này hoạt động khác nhau nhưng đều được sử dụng bên ngoài bệnh viện và ở những người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 và có nguy cơ cao phát triển các biến chứng COVID-19.

Paxlovid có thể được sử dụng để điều trị COVID-19 từ nhẹ đến trung bình ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên, có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 và có nguy cơ bị bệnh nặng hoặc tử vong do bệnh này, theo FDA.

Paxlovid có thể không phù hợp với những người nhiễm HIV không kiểm soát hoặc chưa được chẩn đoán, cũng như những người bị bệnh gan hoặc thận nặng.

Cả hai loại thuốc kháng virus đều yêu cầu một đợt điều trị kéo dài 5 ngày.

Những người dùng Paxlovid sẽ cần uống ba viên cùng một lúc, hai lần một ngày.

Người bệnh cần tuân thủ uống thuốc một cách nghiêm ngặt theo chỉ định và hướng dẫn của nhân viên y tế. Nếu không thực hiện đúng, đầy đủ thuốc sẽ không hoạt động tốt.

Molnupiravir chỉ được phép sử dụng ở người lớn có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 và có nguy cơ biến chứng hoặc tử vong do bệnh, FDA lưu ý.

Liệu pháp 4 viên thuốc được thực hiện bằng đường uống 12 giờ một lần trong năm ngày, với tổng số 40 viên thuốc, và hoạt động bằng cách gây ra đột biến gen trong coronavirus khiến nó chết đi.

Giống như Paxlovid, Molnupiravir nên được thực hiện trong vòng năm ngày kể từ khi bắt đầu có triệu chứng COVID-19.

FDA chỉ khuyến nghị sử dụng thuốc khi các phương pháp điều trị được phép khác không hiệu quả hoặc không “thích hợp về mặt lâm sàng”.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên tránh dùng Molnupiravir do các nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Một số tác dụng phụ của Molnupiravir: Buồn nôn, chóng mặt, bệnh tiêu chảy.

Hãy nhớ nói chuyện với bác sĩ của bạn về mọi tình trạng sức khỏe đã biết và bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng nếu bạn được kê đơn Paxlovid hoặc Molnupiravir.

Minh An
TIN LIÊN QUAN

F0 vật vã mua thuốc kháng COVID-19: Thủ tục cứng nhắc “tiếp tay” cho buôn bán chợ đen!

Nguyễn Ly |

Thuốc COVID-19 đã được bán công khai ở các cửa hàng thuốc được cấp phép, nhưng nhiều F0 vẫn “khát” thuốc vì nhiều người dân cho rằng thủ tục mua cứng nhắc. Trong khi đó, thuốc bán “chợ đen” lại dễ dàng giao tận nhà, chỉ có điều với giá... trên trời.

F0, F1 đồng loạt nghỉ việc, sản xuất lao đao: Xem COVID-19 là bệnh đặc hữu?

Phạm Đông |

Số mắc COVID-19 tăng cao, nhiều công sở, không chỉ F0 mà cả F1 đồng loạt nghỉ việc ở nhà cách ly dẫn đến thiếu hụt lao động, có thể dẫn đến đứt gãy sản xuất. Nhiều ý kiến cho rằng sau khi phủ vaccine diện rộng, Việt Nam nên xem xét coi COVID-19 là bệnh đặc hữu thông thường, chuẩn bị thích ứng với thời kỳ hậu đại dịch.

Nhiều người tái mắc COVID-19: Không loại trừ trước nhiễm Detla, sau Omicron

Phạm Đông |

Theo ghi nhận có không ít trường hợp người mắc bệnh rồi vẫn bị tái mắc COVID-19. Một số chuyên gia y tế cho rằng, tái nhiễm trên cùng 1 biến chủng là cực hiếm, tái nhiễm với 2 biến chủng khác nhau khá phổ biến. Không loại trừ khả năng có người trước đó đã mắc chủng Delta, nay lại mắc thêm biến chủng Omicron.

Khi nào được nhận bảo hiểm xã hội một lần theo quy định mới?

Nhóm PV |

Nhận bảo hiểm xã hội một lần được quy định như thế nào trong Luật Bảo hiểm xã hội 2024?

1001 "cú sốc đầu đời" của tân sinh viên

Hồng Nhung - Trần Hạnh |

Thay đổi về môi trường sống, thời gian sinh hoạt, cách học tập hay áp lực đồng trang lứa... là loạt lý do khiến tân sinh viên ngỡ ngàng khi bước chân vào ngưỡng cửa đại học.

Gian nan khi tàu cá bị mất kết nối giám sát hành trình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Chính quyền địa phương nỗ lực xử lý việc tàu cá của ngư dân mất kết nối giám sát hành trình, nhưng vẫn chưa có phương án tối ưu.

Những doanh nghiệp liên tục chậm trả nợ trái phiếu

Lục Giang |

Các ông lớn như Hưng Thịnh Land, Hưng Thịnh Quy Nhơn, Novaland… liên tục chậm trả nợ trái phiếu với số tiền chậm trả mỗi doanh nghiệp hàng nghìn tỉ đồng.

Người dân vô tư vứt rác thải xuống ao chuôm xanh

HOÀNG LỘC - HUYỀN TRANG |

Hà Nội - Người dân vô tư vứt rác thải xuống ao chuôm xanh ở phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm từ nhiều năm qua gây hôi thối nồng nặc.

F0 vật vã mua thuốc kháng COVID-19: Thủ tục cứng nhắc “tiếp tay” cho buôn bán chợ đen!

Nguyễn Ly |

Thuốc COVID-19 đã được bán công khai ở các cửa hàng thuốc được cấp phép, nhưng nhiều F0 vẫn “khát” thuốc vì nhiều người dân cho rằng thủ tục mua cứng nhắc. Trong khi đó, thuốc bán “chợ đen” lại dễ dàng giao tận nhà, chỉ có điều với giá... trên trời.

F0, F1 đồng loạt nghỉ việc, sản xuất lao đao: Xem COVID-19 là bệnh đặc hữu?

Phạm Đông |

Số mắc COVID-19 tăng cao, nhiều công sở, không chỉ F0 mà cả F1 đồng loạt nghỉ việc ở nhà cách ly dẫn đến thiếu hụt lao động, có thể dẫn đến đứt gãy sản xuất. Nhiều ý kiến cho rằng sau khi phủ vaccine diện rộng, Việt Nam nên xem xét coi COVID-19 là bệnh đặc hữu thông thường, chuẩn bị thích ứng với thời kỳ hậu đại dịch.

Nhiều người tái mắc COVID-19: Không loại trừ trước nhiễm Detla, sau Omicron

Phạm Đông |

Theo ghi nhận có không ít trường hợp người mắc bệnh rồi vẫn bị tái mắc COVID-19. Một số chuyên gia y tế cho rằng, tái nhiễm trên cùng 1 biến chủng là cực hiếm, tái nhiễm với 2 biến chủng khác nhau khá phổ biến. Không loại trừ khả năng có người trước đó đã mắc chủng Delta, nay lại mắc thêm biến chủng Omicron.