8 bộ phận cơ thể tuyệt đối không nên chạm tay vào

NGỌC ANH (THEO THE HEALTHY) |

Bàn tay chứa rất nhiều vi khuẩn, có thể lây lan đến những bộ phận khác của cơ thể, thậm chí truyền chúng sang người khác. Dưới đây là những thói quen đang gây hại cho sức khỏe của bạn và những người xung quanh.

Khuôn mặt

Ảnh: The Healthy
Ảnh: The Healthy

Trừ khi rửa mặt hoặc thoa kem dưỡng ẩm, hãy bỏ tay ra khỏi mặt. Theo Matthew Lee, nhà vi khuẩn học, “Bàn tay thường chứa nhiều dầu và vi khuẩn, có thể làm bít lỗ chân lông và làm tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn”. Và nếu bị nổi mụn, tuyệt đối không được nặn mụn bằng tay vì làm như vậy có thể khiến tình trạng mụn trầm trọng hơn, thậm chí gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.

Mắt

Ảnh: The Healthy
Ảnh: The Healthy

Đôi mắt cực kỳ nhạy cảm: Chạm tay vào mắt không chỉ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập mà còn có nguy cơ vô tình đưa các hạt bụi bẩn siêu nhỏ vào, gây kích ứng và thậm chí là trầy xước giác mạc. Nếu phải chạm vào mắt, hãy rửa tay thật sạch trước khi thực hiện. Đặc biệt, không dụi mắt vì điều này có thể gây ra nhiều nếp nhăn và quầng thâm hơn theo thời gian. Nếu mắt bị ngứa, hãy nhỏ nước muối để giảm kích ứng.

Tai

Ảnh: The Healthy
Ảnh: The Healthy

Bên trong tai rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Theo tiến sĩ Lee, “Bạn không bao giờ nên thọc ngón tay vào sâu bên trong tai. Da trong ống tai rất mỏng và có thể bị rách". Thay vì cố gắng tự điều trị, bạn nên đến gặp bác sĩ tai mũi họng để kiểm tra.

Mũi

Ảnh: The Healthy
Ảnh: The Healthy

Bên trong mũi có chứa các vi khuẩn lành mạnh. Khi ngoáy mũi bằng ngón tay, bạn sẽ đưa các vi khuẩn khác nhau vào, có thể gây nhiễm trùng. Ngoài ra, sau khi ngoáy mũi, tay bạn sẽ mang vi khuẩn trong mũi lây lan ra xung quanh, đặc biệt là các vi khuẩn gây bệnh trong mùa lạnh, như cúm.

Miệng

Ảnh: The Healthy
Ảnh: The Healthy

Miệng của một người bình thường có khoảng 34 đến 72 chủng vi khuẩn khác nhau. Hầu hết chúng đều vô hại - một số thậm chí còn có lợi cho sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, khi chạm vào miệng, tay bạn có thể đưa các vi khuẩn từ nơi khác vào (tay nắm cửa, vòi nước, lan can, công tắc điện, v.v.), phá vỡ sự cân bằng của vi khuẩn miệng và gây ra nhiều bệnh.

Đặc biệt, nếu đang ốm, việc chạm vào miệng có thể truyền vi trùng từ miệng sang người khác mà bạn tiếp xúc, bằng cách bắt tay họ hoặc mượn vật dụng của họ. Vì vậy, hãy tránh chạm tay vào miệng để giảm thiểu những rủi ro này.

Hậu môn

Ảnh: The Healthy
Ảnh: The Healthy

Mọi người thường được khuyến khích rửa tay sau khi đi vệ sinh vì khi chạm vào vùng hậu môn, tay bạn sẽ bị nhiễm nhiều vi khuẩn, thậm chí cả vi khuẩn E.coli nguy hiểm. Theo Tiến sĩ Glenner Richardson, giám đốc phòng thí nghiệm vi sinh và hóa học phân tích tại Microban: “Chạm tay vào vùng hậu môn của cơ thể có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp các vi trùng kí sinh trong đường tiêu hóa thông đến miệng hoặc mắt, nơi nó sẽ trở thành tác nhân gây nhiễm trùng”.

Rốn

Ảnh: The Healthy
Ảnh: The Healthy

Theo Thư viện Khoa học Cộng đồng, rốn được cho là bộ phận bẩn nhất trên cơ thể. Tiến sĩ Richardson nói: “Rốn chứa rất nhiều vi khuẩn. Phần lớn không thể tiếp cận được, vì vậy nó vẫn bẩn ngay cả sau khi tắm.” Hình dạng của rốn khiến dễ dàng tích tụ chất bẩn, thậm chí có thể gây ra mùi nồng nặc. Tuyệt đối không nên chạm vào rốn bằng ngón tay có mầm bệnh vì nó có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng.

Móng tay

Ảnh: The Healthy
Ảnh: The Healthy

Dưới móng tay và móng chân có một lượng bụi bẩn và vi khuẩn đáng kinh ngạc. Theo BBC, ngay cả việc chăm chỉ rửa tay cũng không thể loại bỏ hoàn toàn những vi trùng này, đó là lý do tại sao các bác sĩ và y tá phải đeo găng tay.

Hãy bỏ mọi thói quen cậy móng tay vì chúng có thể giải phóng các mảng bụi bẩn và vi khuẩn khác nhau lên tay bạn, sau đó có thể lây lan sang các bề mặt khác.

NGỌC ANH (THEO THE HEALTHY)
TIN LIÊN QUAN

Vì sao nhân viên y tế lấy nhiều mẫu xét nghiệm chỉ dùng một đôi găng tay?

Hà Phương |

Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội Khổng Minh Tuấn khẳng định, nhân viên y tế không nhất thiết phải thay găng tay sau mỗi lần lấy mẫu xét nghiệm. Tuy nhiên, việc sát khuẩn bằng cồn sau khi lấy mẫu là bắt buộc đối với nhân viên y tế.

Có thể lây nhiễm COVID-19 từ tay người lấy mẫu xét nghiệm hay không?

THẢO ANH - ĐỨC THIỆN |

PGS.TS Nguyễn Việt Hùng - Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội cho rằng có nguy cơ mắc bệnh từ cả hai phía người lấy mẫu và người được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. Vì thế, nhân viên y tế và người dân phải cùng phối hợp, tuân thủ và đảm bảo các quy tắc sát khuẩn theo đúng quy trình lấy mẫu để loại bỏ tình huống xấu.

Phản ứng "cánh tay COVID" sau tiêm vaccine COVID-19 Moderna

BS. Trần Thu Nguyệt- Viện Y học ứng dụng Việt Nam |

Đau và sưng tấy tại chỗ tiêm là những phản ứng phổ biến thường gặp đối với vaccine COVID-19 mRNA của Moderna và Pfizer-BioNTech, theo Healthline.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhận thêm nhiệm vụ

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình được phân công là Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.

Nước màu đỏ tràn vào khu dân cư ở Hà Nội

KHÁNH AN |

Dòng nước màu đỏ tràn vào khu tập thể Phú Minh (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) khiến người dân lo lắng.

Dự báo cường độ áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão số 4

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, khi áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4 sẽ có cường độ cấp 8 - 9.

Phân bổ tiền hỗ trợ 26 địa phương bị ảnh hưởng bão lũ

PHẠM ĐÔNG - MINH KHÔI |

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương sẽ tổ chức các đoàn giám sát việc phân bổ nguồn lực tại các địa phương nhận hỗ trợ do bị bão lũ.

Khách Hàn Quốc đổ xô du lịch Việt Nam dịp Trung Thu

Đan Thanh |

Kỳ nghỉ Tết Trung thu năm nay, khách Hàn Quốc du lịch nội địa và quốc tế tăng mạnh, đặc biệt tới Thái Lan, Việt Nam.