Lý do không nên uống trà hoặc cà phê quá gần bữa ăn

NGỌC THÙY (THEO HEALTHSHOTS) |

Uống trà và cà phê cà phê gần bữa ăn không phải là ý tưởng hay vì điều này có thể cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.

Không nên uống trà, cà phê ngay trước bữa ăn

Nhà dinh dưỡng, Kejal Shah - Giám đốc Công ty Nutrivity (chuyên về dinh dưỡng, quản lý bệnh tiểu đường, dinh dưỡng thể thao, quản lý cân nặng và tinh thần) – khẳng định nội dung trên và cho biết, gần đây, Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR) đã ban hành một loạt hướng dẫn về chế độ ăn uống cho người Ấn Độ, trong đó chỉ ra rằng không nên uống trà và cà phê ngay trước bữa ăn.

Theo ICMR, không nên thưởng thức trà và cà phê cách nhau một giờ trước và sau bữa ăn. Bởi, việc tiêu thụ quá nhiều caffeine có trong trà và cà phê có thể kích thích hệ thần kinh và dẫn đến lệ thuộc sinh lý. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể chúng ta hấp thụ chất sắt.

Cả trà và cà phê cũng như các đồ uống chứa caffein khác đều chứa tannin, đây là hợp chất có thể liên kết sắt với dạ dày. Vì vậy, khi chúng ta không uống trà và cà phê gần bữa ăn, chúng ta sẽ tạo cơ hội cho cơ thể hấp thụ tốt chất sắt. Điều này có thể ngăn ngừa các tình trạng như thiếu máu.

Trà và cà phê uống bao nhiêu là đủ

Bà Kejal Shah chia sẻ, liều lượng khuyến nghị cho trà và cà phê, theo hướng dẫn của ICMR là 300 miligam caffeine mỗi ngày. Một tách cà phê pha 150 ml có 80-120 mg caffeine, trong khi cà phê hòa tan có 50-60 mg caffeine. Khi nói đến trà, mỗi khẩu phần có từ 30 đến 65 mg caffeine. Điều quan trọng là phải ghi nhớ những số liệu này khi quyết định loại đồ uống ưa thích của bạn.

Tác dụng phụ của caffeine trong trà và cà phê

Bà Kejal Shah giải thích, caffeine là một chất kích thích tự nhiên, cũng như sô cô la nóng, nước tăng lực và nước ngọt. Mặc dù tiêu thụ vừa phải có thể khiến bạn tỉnh táo hơn và giảm mệt mỏi, nhưng bạn cần phải điều chỉnh lượng caffeine nạp vào. Từ việc kích thích não bộ quá mức đến các vấn đề như mất ngủ và các vấn đề về tiêu hóa, tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể cực kỳ bất lợi cho sức khỏe của bạn.

NGỌC THÙY (THEO HEALTHSHOTS)
TIN LIÊN QUAN

Mẹo làm thạch cà phê mát lạnh, thơm ngon thưởng thức ngày hè

Tuấn Đạt (T/ Hợp) |

Các bà nội trợ có thể tham khảo cách làm thạch cà phê mát lạnh tại nhà, giúp các thành viên trong gia đình giải nhiệt mùa hè nắng nóng.

Axit uric cao có nên uống sữa, ăn trứng hay uống trà, cà phê không?

Trà My |

Người axit uric cao là một dấu hiệu cảnh báo điển hình của các bệnh gout và thận. Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra các protein thân thiện với bệnh gout, người có axit uric cao bao gồm trứng, các loại hạt, và cá nước lạnh.

Mối liên hệ giữa việc tiêu thụ quá nhiều cà phê và mụn trứng cá

THIỆN NHÂN (THEO ONLYMYHEALTH) |

Tiến sĩ Sanjeev Gulati, Khoa Da liễu - Bệnh viện Sharda, tại Ấn Độ cho biết, uống quá nhiều cà phê có thể gián tiếp làm trầm trọng thêm mụn trứng cá hoặc góp phần vào sự phát triển của mụn trứng cá.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.