Nguy kịch vì sốc nhiệt sau khi đi gặt lúa

L.Hà |

Bệnh nhân được xác định sốc nhiệt, suy đa phủ tạng và có nguy cơ tử vong cao. Mặc dù đã được cấp cứu vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang nhưng tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân vẫn xấu đi.

Ngày 5.6, bác sĩ Đào Ngọc Việt, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết, bệnh viện vừa tích cực điều trị cho bệnh nhân Cao Văn K (42 tuổi, ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) được chuyển lên từ Bệnh viện đa khoa huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng trạng hôn mê, gọi hỏi không biết, sốt cao 40 độ C, da niêm mạc nhợt nhạt, được chẩn đoán sốc nhiệt.

Người nhà bệnh nhân kể lại, sau khi đi gặt lúa về, anh K. có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, sau đó ngất đi. Gia đình vội vàng đưa anh K đi bệnh viện cấp cứu.

“Bệnh nhân Cao Văn K ngay khi nhập viện đã được chườm mát, hạ sốt, bù dịch, bổ sung điện giải, dùng thuốc vận mạch, chống sốc, xét nghiệm bệnh nhân có biểu hiện suy đa tạng. Tuy đã được các bác sĩ tập trung cấp cứu và hồi sức tích cực nhưng bệnh nhân sức khỏe quá yếu, tiên lượng tử vong cao. Chiều 5.6, gia đình đã xin cho bệnh nhân được xuất viện”, bác sĩ Việt cho hay.
Nắng nóng kỷ lục đang diễn ra trên diện rộng, bác sĩ Đào Ngọc Việt khuyến cáo: Người dân nên tránh hoạt động như tập thể dục, lao động vất vả... dưới trời nắng nóng, hạn chế đến mức tối đa ra ngoài trời từ 11-15h. Nên chọn thời điểm nhiệt độ đã giảm bớt nắng, bớt nóng hoặc nơi râm mát để lao động, thể dục thể thao...

Khi ra đường hoặc hoạt động ngoài trời, cần trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng như đội mũ rộng vành, đội nón, mặc quần áo nhẹ, rộng, thoáng mát, áo chống nắng, đeo khẩu trang... Cần ăn nhiều rau xanh và các loại quả có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm như: Bí đao, mướp đắng, dưa chuột, dưa hấu... Đặc biệt, cần uống đủ nước hàng ngày (từ 2-3 lít nước/1 ngày).

Khi người bệnh có dấu hiệu choáng váng, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt... cần đưa người bệnh đến ngay chỗ thoáng mát (có điều hòa là tốt nhất), sau đó cởi bớt quần áo, uống nước có pha muối (hoặc nước chanh, nước bột sắn dây...) và chườm lạnh cho người bệnh ở những vị trí như cổ, nách, bẹn, lưng... Do các khu vực này có nhiều mạch máu gần với da nên việc làm lạnh chúng có thể làm giảm nhanh được nhiệt độ cơ thể. Tiếp tục theo dõi, nếu thấy bệnh nhân đỡ thì có thể ăn uống để bổ sung dinh dưỡng, phục hồi sức khỏe.

Nếu thấy người bệnh có tình trạng nặng như buồn nôn, nôn, sốt cao hoặc hôn mê, cần gọi điện cho xe cấp cứu hoặc chuyển ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Trong quá trình di chuyển, nếu người bệnh có nôn, cần đặt người bệnh nằm nghiêng, đầu thấp để đề phòng sặc.

L.Hà
TIN LIÊN QUAN

Sau nắng nóng kỷ lục, lại có nguy cơ lũ trên thượng lưu các sông

Kh.V |

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, từ ngày mai (6.6), do tác động của không khí lạnh từ phía Bắc di chuyển xuống làm vùng thấp nóng phía Tây và gió phơn (gió Lào) suy yếu, tình trạng nắng nóng gay gắt tại Bắc Bộ sẽ chấm dứt.

Cụ bà đột tử nghi do nắng nóng

L.Hà |

Khi đang di chuyển trên tuyến đường Xã Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội, một cụ bà khoảng 70 tuổi có biểu hiện chóng mặt, không đi tiếp được. Ngay sau đó, người dân đưa cụ bà đi cấp cứu nhưng bệnh nhân đã tắt thở trước khi vào bệnh viện.

Bác sĩ “mách” cách đối phó nắng nóng cho trẻ

BS Trần Thu Thủy, Bệnh viện Nhi Trung ương |

Nắng nóng đang bao trùm cả miền Bắc và miền Trung với nền nhiệt độ cao kỷ lục hơn 40 năm qua. Nhiệt độ và độ ẩm không khí tăng cao bất thường kéo theo nguy cơ trẻ bị suy kiệt vì nóng, thậm chí là say nắng. Quá nhiều hoạt động ở ngoài trời, ở lâu dưới ánh nắng gay gắt, không uống đủ nước và mặc quần áo không thích hợp có thể khiến trẻ mắc các bệnh do nắng nóng.

Trẻ tăng độ cận chóng mặt, bác sĩ chỉ rõ nhiều nguyên nhân

Nhóm PV |

Cận thị ở trẻ nhỏ phát triển rất nhanh, gây ảnh hưởng tới học tập và sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, bác sĩ cảnh báo nguyên nhân thường gặp khiến trẻ dễ bị cận.

Tân Giám đốc Công an tham gia BCH, BTV Tỉnh ủy Quảng Ninh

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Tân Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh được Ban Bí thư chỉ định tham gia BCH Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020-2025.

Khi khán giả không còn “dễ dàng” với nghệ sĩ thiếu chuẩn mực

NHÓM PV |

Làn sóng tẩy chay ngày càng lan rộng là minh chứng cho thấy khán giả đang dần khắt khe và có yêu cầu cao hơn với nghệ sĩ và những người nổi tiếng.

IPA liên tục mua lại, vay mới hàng nghìn tỉ đồng trái phiếu

Lục Giang |

Cùng với việc mua lại trái phiếu, trước áp lực trả nợ trái phiếu đến hạn, IPA đã phải phát hành mới hàng nghìn tỉ trái phiếu để “đảo nợ”.

Báo cáo Chủ tịch tỉnh vụ thi học sinh giỏi ở Trường Lam Sơn

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Liên quan đến vụ lùm xùm thi học sinh giỏi cấp trường ở Trường THPT chuyên Lam Sơn, Sở GDĐT Thanh Hóa đã có báo cáo đến Chủ tịch UBND tỉnh này.

Sau nắng nóng kỷ lục, lại có nguy cơ lũ trên thượng lưu các sông

Kh.V |

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, từ ngày mai (6.6), do tác động của không khí lạnh từ phía Bắc di chuyển xuống làm vùng thấp nóng phía Tây và gió phơn (gió Lào) suy yếu, tình trạng nắng nóng gay gắt tại Bắc Bộ sẽ chấm dứt.

Cụ bà đột tử nghi do nắng nóng

L.Hà |

Khi đang di chuyển trên tuyến đường Xã Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội, một cụ bà khoảng 70 tuổi có biểu hiện chóng mặt, không đi tiếp được. Ngay sau đó, người dân đưa cụ bà đi cấp cứu nhưng bệnh nhân đã tắt thở trước khi vào bệnh viện.

Bác sĩ “mách” cách đối phó nắng nóng cho trẻ

BS Trần Thu Thủy, Bệnh viện Nhi Trung ương |

Nắng nóng đang bao trùm cả miền Bắc và miền Trung với nền nhiệt độ cao kỷ lục hơn 40 năm qua. Nhiệt độ và độ ẩm không khí tăng cao bất thường kéo theo nguy cơ trẻ bị suy kiệt vì nóng, thậm chí là say nắng. Quá nhiều hoạt động ở ngoài trời, ở lâu dưới ánh nắng gay gắt, không uống đủ nước và mặc quần áo không thích hợp có thể khiến trẻ mắc các bệnh do nắng nóng.