Bảo vệ môi trường

Đường đi bộ “ngốn” 3.518 m2 gỗ lim: Lỗ hổng về pháp lý

QUANG ĐẠI |

Mặc dù ngay từ khi có thông tin, dư luận và giới chuyên môn đều phản đối phương án làm đường đi bộ lát gỗ lim tại Huế. Tuy nhiên, dự án “chẳng giống ai” này vẫn được triển khai, dự kiến sẽ tiêu thụ hơn 3.500 m2 gỗ lim.

Chơi đào rừng cổ thụ: Đẳng cấp hay trọc phú?

HẢI ĐĂNG |

Đến hẹn lại lên, vào dịp Tết Nguyên đán, dân tình lại “mắt tròn mắt dẹt” với những cây cảnh độc, lạ, có giá trên trời, trong đó có những cành đào rừng cổ thụ, dành cho giới lắm tiền nhiều của, chịu chơi.

Năm 2018 sẽ giám sát đặc biệt dự án nguy cơ ô nhiễm cao!

THÔNG CHÍ (ghi) |

“Phải phân ra các loại hình công nghiệp có tiềm năng gây ô nhiễm, các dự án công nghệ lạc hậu, phải đưa vào danh sách kiểm soát đặc biệt bằng cả biện pháp hành chính, bằng cả biện pháp kinh tế, bằng cả biện pháp kỹ thuật. Và tốt nhất, nên loại trừ các loại hình ô nhiễm ra, không cho đầu tư vào chúng ta”.

Cà Mau: Vượt khó hoàn thành các chỉ tiêu

NHẬT HỒ |

Năm 2017 được đánh giá là khó khăn, nhưng bằng nhiều giải pháp, tỉnh Cà Mau đã gần như hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản, đời sống người dân được nâng lên...

Đề xuất sử dụng 50.000 xe máy điện công cộng tại TPHCM: Dân sẽ bỏ xe máy để thuê xe máy điện?

MINH QUÂN |

Sở GTVT TPHCM vừa kiến nghị UBND TP chấp thuận chủ trương cho thí điểm sử dụng 1.000 xe máy điện công cộng trên địa bàn quận 1 (TPHCM) và mở rộng ra toàn thành phố với 50.000 xe sau 3 năm. Mô hình này được kỳ vọng sẽ kết nối với các phương tiện giao thông công cộng cỡ lớn như xe buýt và trong tương lai là các tuyến metro. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng cần nghiên cứu kỹ, vì với số lượng xe lớn như vậy sẽ khiến giao thông thành phố ngày càng ùn tắc.

"Đi bộ vì môi trường" - hãy hành động để bảo vệ môi trường sống

P.V |

Ngày 25.11, Tạp chí Môi trường và Cuộc sống phối hợp với trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình “Ngày đi bộ vì môi trường” và tổ chức dọn vệ sinh môi trường tại khu phố 6.

“Đóng cửa” giữ môi trường

XUÂN NHÀN |

Cuối tháng 10.2017, UBND tỉnh Bình Định đã yêu cầu Cty CP Đường Bình Định (BISUCO) dừng hoạt động “để khắc phục tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường”. Văn bản 5767/UBND-KT do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Châu ký, giao UBND huyện Tây Sơn giám sát, Sở Tài nguyên - Môi trường (TNMT) đôn đốc, kiểm tra việc khắc phục tình trạng gây ô nhiễm của doanh nghiệp. BISUCO không được sản xuất vụ mới cho đến khi đáp ứng đòi hỏi do cơ quan quản lý môi trường đưa ra.

Cuộc chiến với rác: Cần những giải pháp đồng bộ (Kỳ cuối)

CAO NGUYÊN - THÔNG CHÍ |

Sau khi báo Lao Động đăng tải chuyên đề về vấn đề rác thải tại Phú Quốc, Hà Nội, TPHCM trong số báo ra ngày 16.10, nhiều ý kiến đã đồng tình và nhiều chuyên gia, nhà quản lý khẳng định sẽ tích cực hơn trong cuộc chiến với rác.

Bất cập trong xử lý rác

CAO HÙNG |

Không phải ngẫu nhiên, chỉ trong 10 ngày đầu tháng 8.2017 vừa qua, đích thân Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân và Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã xuống tham quan Nhà máy điện rác Gò Cát, nhằm tìm giải pháp thay đổi cách xử lý rác lâu nay ở TPHCM (tức chôn lấp). Chuyện xử lý rác ở TP lớn nhất nước này vẫn luôn ẩn chứa nhiều bất cập cần phải giải quyết…

“Cuộc chiến” với rác - bao giờ có giải pháp hữu hiệu?

LỤC TÙNG |

Rác lổn ngổn trên bãi tắm, rác dập dềnh trên biển, rác ngập trong khu dân cư, tràn ra cả tuyến lộ... Hình ảnh dơ dáy đó có mặt ở tất cả các địa phương, từ Hà Nội, TPHCM... cho tới Phú Quốc (Kiên Giang) - nơi được mệnh danh là thiên đường du lịch. Tất cả như phơi bày sự thật: Cuộc chiến với thứ “giặc rác” vẫn chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu, và người dân là đối tượng phải hứng chịu bởi thảm họa ô nhiễm môi trường do rác thải.

Thùng rác xanh cho thành phố sạch

Nguyễn Đắc Thành |

Chiều 28.9, Công ty Bridgestone đã bàn giao 15 thùng rác thông minh cho sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế. Đây là thành phố thứ 3 của Việt Nam được công ty Bridgestone tài trợ những thùng rác thông minh để tiếp nối chiến dịch bảo vệ môi trường với thông điệp "Đường sạch phố xanh, cuộc sống an lành".

TKV tích cực xử lý môi trường từ nước thải các mỏ than

CTV |

Ngành than đang tập trung mọi nỗ lực để đảm bảo xử lý triệt để nguồn nước thải mỏ nhằm không làm ảnh hưởng đến môi trường và đáp ứng nhu cầu tái sử dụng của các đơn vị ngành than. Bên cạnh việc đầu tư nâng cấp công nghệ, mẫu nước sau xử lý còn được kiểm định thường xuyên nhằm đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp của Bộ Tài nguyên- Môi trường.