Điện ảnh Việt

Tín hiệu khởi sắc của dòng phim kinh dị Việt

Việt Phong - Ngọc Dủ |

Điện ảnh Việt giai đoạn cuối năm 2023 chứng kiến màn chào sân của hai dự án phim kinh dị là “Kẻ ăn hồn” và “Quỷ cẩu”. Hai bộ phim đều gây được sự quan tâm lớn của khán giả, song điểm đáng chú ý nhất là việc sử dụng chất liệu dân gian làm phương tiện xây dựng bối cảnh và kịch bản.

Tham vọng của điện ảnh Việt Nam và giấc mơ giữa muôn trùng khó khăn

Hào Hoa |

“Giữa muôn trùng vây” hay “Thập diện mai phục” vốn là tên một bộ phim nổi tiếng của đạo diễn Trương Nghệ Mưu, nhưng cụm từ này đang trở nên thích hợp để diễn tả muôn vàn khó khăn, bộn bề của điện ảnh Việt khi được xác định là một trong 12 ngành mũi nhọn của chiến lược công nghiệp hóa văn hóa.

Lý do NSƯT Thanh Loan không nhận thêm vai sau ni cô Huyền Trang

Anh Trang |

Vai ni cô Huyền Trang trong phim "Biệt động Sài Gòn" giúp NSƯT Thanh Loan có vai diễn kinh điển trên màn ảnh Việt.

Công nghiệp điện ảnh Việt Nam cần những ưu đãi về thuế, thành lập Quỹ Điện ảnh...

TRẦN Việt (lược thuật) |

Ngày 23.11, trong khuôn khổ Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 23, Hội thảo “Một số vấn đề trọng tâm trong xây dựng công nghiệp điện ảnh Việt Nam” được tổ chức tại Đà Lạt (Lâm Đồng) nhằm tạo diễn đàn để các nghệ sĩ điện ảnh, nhà sản xuất, nhà quản lý, người làm chính sách, các doanh nghiệp, các chuyên gia thuộc lĩnh vực công nghệ điện ảnh, truyền thông, tài chính… cùng chia sẻ thông tin, đánh giá, đóng góp ý kiến, kinh nghiệm nhằm xây dựng và phát triển công nghiệp điện ảnh trong những năm tới.

Thách thức của việc làm phim lấy cảm hứng từ văn học

Ngọc Dủ |

Làm những bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học kinh điển là một hướng đi tiềm năng của điện ảnh Việt Nam nhưng bên cạnh thuận lợi, nhà làm phim đang chịu nhiều thách thức rất lớn từ những phản ứng của dư luận.

Hollywood rung chuyển và cơ hội cho phim Việt giành lại thị phần nội địa

Anh Tuấn |

Hollywood đang trải qua cuộc khủng hoảng chưa từng thấy, khi các biên kịch và diễn viên biểu tình, đình công để phản đối những điều kiện lao động khắc nghiệt. Cuộc đình công này ảnh hưởng như thế nào đến thị trường phim Việt Nam?

"Đào, Phở và Piano": Vẻ đẹp Hà Nội giữa lằn ranh chiến tranh và hòa bình

Anh Tuấn |

Là một phim nhà nước, "Đào, Phở và Piano" có nhiều điểm mới đột phá nhưng vẫn còn một vài chi tiết nhỏ khiến phim thiếu đi sự trọn vẹn về nghệ thuật.

Cơ hội giải cơn khát thiếu phim trường dưới góc nhìn chấn hưng văn hoá từ điện ảnh

Hào Hoa |

Nhiều bảo tàng nghìn tỉ, nhiều nhà văn hóa, thư viện xây lên bỏ không, quanh năm hoang vắng, nhưng sự cấp thiết có một phim trường chuyên nghiệp để giúp điện ảnh, truyền hình “công nghiệp hóa” vẫn là chuyện chưa có hồi kết.

Từ Cánh diều tới Bông sen: Liệu có những cú đúp của điện ảnh Việt?

trần Việt |

Tấm màn nhung của lễ trao giải Cánh diều đã khép lại, các giải thưởng đã được trao và chỉ còn hai tháng nữa, liên hoan phim quốc gia sẽ khai mạc. Trong 1 năm khi cùng lúc hai giải thưởng quan trọng nhất của điện ảnh được trao - liệu có cú đúp thành công hay những cái tên mới kịp xuất hiện tạo nên bất ngờ.

Thoát kén

Đình Dy |

Điện ảnh Việt trong 8 tháng qua chứng kiến cú hích “trăm tỉ” với sự góp mặt của “Nhà bà Nữ” (475 tỉ đồng), “Siêu lừa gặp siêu lầy” (121 tỉ đồng), “Chị chị em em 2” (121 tỉ đồng) và hàng loạt bộ phim đạt mốc chục tỉ khác.

Bức tường danh vọng dài hơn 20m lưu danh 433 nghệ sĩ, tác phẩm điện ảnh Việt

Phương Linh |

Sau 20 năm giải thưởng Cánh diều, lần đầu tiên, một bức tường danh vọng được lập nên nhằm lưu danh những đóng góp của các nghệ sĩ, tác phẩm làm nên điện ảnh Việt Nam.

Nhìn về điện ảnh Việt từ siêu phẩm “Oppenheimer”

Anh Tuấn |

Phim Oppenheimer khai thác đề tài cuộc đời nhà khoa học J. Robert Oppenheimer - “cha đẻ của bom nguyên tử”. Tác phẩm của đạo diễn Christopher Nolan đến nay có doanh thu đạt trên 777 triệu USD và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Điện ảnh Việt Nam đang thiếu những bộ phim xứng tầm sự kiện lịch sử

Mi Lan |

Đã từ lâu các nhà nghiên cứu lịch sử đặt câu hỏi, tại sao những sự kiện lịch sử lớn có tính bước ngoặt của dân tộc như Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2.9 vẫn chưa có được một bộ phim điện ảnh xứng tầm...

Để điện ảnh Việt không vắng bóng dịp hè, lãng quên phim thiếu nhi

Ngọc Dủ - Việt Phong |

Thị trường điện ảnh trong nước lại đang trong cảnh đìu hiu khi phim nội địa hoàn toàn vắng bóng tại các cụm rạp.

Phải tạo ra một thương hiệu điện ảnh Việt Nam có tầm cỡ

Việt Văn (thực hiện) |

Lương Đình Dũng là một đạo diễn đang lên của điện ảnh Việt Nam, có nhiều kinh nghiệm “chinh chiến” trên đấu trường quốc tế. Phóng viên Lao Động phỏng vấn anh nhân câu chuyện Netflix đầu tư 2,5 tỉ USD vào Hàn Quốc để sản xuất phim truyền hình, phim điện ảnh và chương trình truyền hình.