Chìa khóa thu hẹp khoảng cách giới ở Đông Nam Á

Thanh Hà |

Trong thập kỷ qua, các quốc gia Đông Nam Á có những bước tiến ấn tượng trong ưu tiên bình đẳng giới. Dù vậy, chính phủ và doanh nghiệp ở các nước trong khu vực cần có chương trình quan tâm đến nhu cầu của phụ nữ - cây viết Anis Mohd Nor của Nikkei nhận định.

Thừa nhận nhu cầu đa dạng và thay đổi

Phụ nữ hiện chiếm 42% lực lượng lao động trong khu vực Đông Nam Á, cao hơn mức 39% trung bình toàn cầu. Trong báo cáo Khoảng cách Giới Toàn cầu hằng năm, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã nêu bật những tiến bộ đáng kể trong việc phụ nữ tham gia kinh tế ở các quốc gia bao gồm: Lào, Singapore và Việt Nam. Tuy nhiên, khu vực Đông Nam Á đã bị chậm lại. Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho điểm thành công của Đông Nam Á trong thu hẹp cách biệt giới ở mức gần 60% trong khi của toàn thế giới là 68,1%.

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), sau đại dịch, nhiều phụ nữ Đông Nam Á tái gia nhập thị trường lao động đã phải nhận những công việc "chất lượng thấp" hơn so với trước. Ngay từ trước đại dịch, Malaysia và một số quốc gia Châu Á khác đã ghi nhận xu hướng phụ nữ chọn tự kinh doanh để có được sự linh hoạt hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc họ hy sinh các bảo vệ phúc lợi xã hội đi kèm với việc làm truyền thống.

Trong nỗ lực đạt được bình đẳng giới cao hơn tại nơi làm việc, cần phải hướng tới nhận ra và giải quyết các nhu cầu khác nhau của phụ nữ thông qua bình đẳng - theo Nikkei. Điều này là bởi trong khi thúc đẩy trao cơ hội công bằng thì bình đẳng giới cũng cần thừa nhận rằng phụ nữ có những nhu cầu khác nhau cần được có cơ hội và sự hỗ trợ thêm để đảm bảo kết quả công bằng và bình đẳng.

Tuổi tác và thâm niên là một trong những yếu tố đầu tiên phải được xem xét để hiểu rõ hơn về hoàn cảnh của phụ nữ khi áp dụng các nguyên tắc bình đẳng giới. Do đó, bình đẳng giới chỉ có thể đạt được trong lực lượng lao động thông qua các chính sách hòa nhập thừa nhận rằng phụ nữ có những nhu cầu đa dạng và thay đổi trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của họ.

Những  chính sách tích cực

Hiện tại, phụ nữ chiếm 35% lực lượng lao động trong các công ty niêm yết ở Châu Á - Thái Bình Dương và chỉ chiếm 4% CEO, 10% giám đốc tài chính và 5% trong hội đồng quản trị, theo nghiên cứu của Equileap. ASEAN Gender Mainstreaming Strategic Framework 2021-2025 kết luận, phụ nữ trong khu vực có mức độ tham gia lực lượng lao động thấp hơn, tập trung vào các công việc kỹ năng thấp, dễ bị tổn thương trong khu vực phi chính thức và được trả lương ít hơn nam giới trong cùng công việc. Do đó, nếu doanh nghiệp thực sự nghiêm túc trong cải thiện sự hiện diện của phụ nữ tại nơi làm việc, cần có cách tiếp cận mới về bình đẳng giới để giải quyết thách thức lớn nhất về nhân tài: Mang đến những gì phụ nữ cần ở các bước khác nhau trong sự nghiệp.

Các doanh nghiệp phải xác định những khác biệt quan trọng về bản sắc với phụ nữ, tạo ra các giải pháp hệ thống, toàn diện, tác động cao nhằm giải quyết các nhu cầu cơ bản của người lao động, chứ không chỉ các nhu cầu chức năng. Những cơ hội này đang tạo ra sự khác biệt thực sự cho phụ nữ. Thời gian nghỉ thai sản của nữ lao động ở Đông Nam Á được tăng từ 16 tuần lên 26 tuần để có đủ thời gian thích nghi với vai trò mới, trong khi các ông bố mới có thời gian nghỉ 2 tháng để chia sẻ trách nhiệm chăm sóc con với vợ.

Singapore đã và đang tích cực khuyến khích phụ nữ theo đuổi các vai trò quản lý cấp cao hơn. Điều này giúp phụ nữ ngày càng có nhiều đại diện trong hội đồng quản trị của 100 công ty niêm yết hàng đầu.

Bộ luật Lao động mới sẽ giúp Việt Nam duy trì vị trí dẫn đầu về tỉ lệ lao động nữ cao nhất và là một trong những nước có khoảng cách tiền lương theo giới nhỏ nhất trong khu vực. Malaysia vừa áp dụng chính sách miễn thuế trong 5 năm và trợ cấp chăm sóc con cho phụ nữ trở lại làm việc sau thời gian nghỉ sinh hoặc nghỉ việc.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Thái Bình: Hơn 800 cán bộ nữ tham gia chuyên đề về bình đẳng giới

BÁ MẠNH (LĐLĐ THÁI BÌNH) |

Ngày 1.3, Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức hội nghị nói chuyện chuyên đề về “Bình đẳng giới và xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới”.

Bloomberg ghi nhận nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới của Nestlé

Thúy Ngọc |

Với nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc và chuỗi cung ứng, tập đoàn Nestlé được ghi nhận trong bảng Chỉ số Bình đẳng giới Bloomberg 2023 (GEI).

Cam kết bình đẳng giới và các quyền của phụ nữ trong doanh nghiệp

Khương Duy |

Đó là lời khẳng định của bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Tập đoàn BRG tại Hội nghị Hội đồng Toàn cầu vì Phụ nữ (WAW!) 2022, được tổ chức vào đầu tháng 12 vừa qua tại Tokyo, Nhật Bản.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.