Chuyên gia lên tiếng về khoảng thời gian miễn dịch COVID-19

Bảo Châu |

Các nhà nghiên cứu đang tập trung sự chú ý vào loại virus gây dịch bệnh COVID-19, nhưng hiện vẫn chưa lý giải được câu hỏi: Những người mắc COVID-19 đã bình phục có miễn dịch không?

Tờ Straits Times đưa tin, các chuyên gia cho biết vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi trên, ngay cả khi nhiều người cho rằng việc mắc COVID-19 khiến cơ thể có khả năng miễn dịch, ít nhất là trong một thời gian.

"Có miễn dịch đồng nghĩa với việc bạn đã phát triển một phản ứng miễn dịch chống lại virus để có thể loại bỏ nó. Hệ thống miễn dịch của chúng ta sẽ ghi nhớ và thường sẽ ngăn bạn khỏi bị nhiễm cùng một loại virus vào lần sau", tiến sĩ Eric Vivier, giáo sư miễn dịch học trong hệ thống bệnh viện công ở Marseilles, Pháp cho biết.

Đối với một số bệnh do virus như sởi, việc mắc bệnh sẽ mang lại miễn dịch suốt đời.

Nhưng đối với các virus dựa trên RNA như SARS-CoV-2 gây ra dịch bệnh COVID-19, phải mất khoảng ba tuần để tạo ra đủ lượng kháng thể và thậm chí sau đó chúng có thể chỉ có tác dụng bảo vệ trong vài tháng, Straits Times dẫn lời tiến sĩ Vivier cho biết.

Ít nhất đó là về mặt lý thuyết. Trong thực tế, virus SARS-CoV-2 đã gây bất ngờ hết lần này đến lần khác, đến mức các nhà virus học và dịch tễ học khó có thể khẳng định chắc chắn.

"Chúng tôi không có câu trả lời cho điều đó - đó là một ẩn số", tiến sĩ Michael Ryan, Giám đốc điều hành chương trình Y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trả lời khi được hỏi một bệnh nhân COVID-19 đã bình phục sẽ được miễn dịch trong bao lâu.

Đối với hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS), đã gây tử vong cho khoảng 800 người trên khắp thế giới vào năm 2002 và 2003, bệnh nhân hồi phục vẫn được bảo vệ "trung bình khoảng ba năm" và "một người chắc chắn có thể bị tái nhiễm, nhưng sau bao lâu? Chúng ta chỉ biết được thông qua các tiền lệ", giáo sư Francois Balloux, giám đốc Viện Di truyền học tại Đại học College London (UCL) cho biết.

Một số trường hợp từ Hàn Quốc cho thấy những bệnh nhân COVID-19 đã bình phục sau đó lại cho kết quả dương tính với virus này. Tuy nhiên, có một số cách để giải thích hiện tượng đó, các nhà khoa học cho biết.

Mặc dù không thể xảy ra trường hợp những cá nhân này bị nhiễm lần thứ hai, có rất ít bằng chứng cho thấy điều đó xảy ra.

Nhiều khả năng, virus chưa biến mất hoàn toàn ngay từ đầu và vẫn còn tồn tại - trong trạng thái không hoạt động và không có triệu chứng - như một bệnh nhiễm trùng mãn tính, giáo sư Balloux cho biết.

Trong khi đó, theo tiến sĩ Ryan, ông không chắc chắn liệu sự hiện diện của kháng thể trong máu có thể bảo vệ hoàn toàn chống lại sự tái nhiễm với virus gây bệnh COVID-19 hay không. Ông Ryan cho biết: "Rất nhiều thông tin sơ bộ gửi đến cho chúng tôi ngay lúc này sẽ cho thấy tỷ lệ khá thấp dân số đã tạo ra kháng thể. Kỳ vọng rằng... đa số trong xã hội có thể đã phát triển kháng thể - nhưng các bằng chứng chung đang chứng minh điều ngược lại, vì vậy nó có thể không giải quyết được vấn đề của các chính phủ".

Trong khi đó, Chile có kế hoạch phát hành thẻ miễn dịch từ ngày 20.4 cho những người mắc COVID-19 đã bình phục, để báo hiệu rằng họ không còn lây nhiễm, có thể trở lại làm việc và sinh sống bình thường, theo tin từ Bộ trưởng Bộ Y tế Chile Jaime Manalich.

Tuy nhiên, biện pháp này có thể gây tranh cãi vì một số thẻ sẽ dựa trên sự hiện diện của kháng thể, mà vì chính các quốc gia đang phải chật vật để sản xuất hàng loạt các bộ xét nghiệm đáng tin cậy.

Bảo Châu
TIN LIÊN QUAN

Quốc gia đầu tiên trên thế giới phát hành "thẻ miễn dịch COVID-19"

Lê Thanh Hà |

Chile sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phát hành "thẻ miễn dịch COVID-19" cho những người đã khỏi bệnh hoàn toàn và được đánh giá là có xác suất cao không lây nhiễm virus.

Lý do bệnh nhân COVID-19 tại Hàn Quốc dương tính trở lại

Lê Thanh Hà |

Các chuyên gia lý giải về bệnh nhân mắc COVID-19 tại Hàn Quốc có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 sau khi khỏi bệnh.

Hãng dược Mỹ tìm ra nhiều kháng thể triển vọng khắc chế COVID-19

Hải Anh |

Hãng dược phẩm Mỹ Regeneron Enterprises tuyên bố xác định được hàng trăm kháng thể có thể điều trị hoặc ngăn ngừa COVID-19 và đang chuẩn bị cho bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vào đầu mùa hè năm nay.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.