Có gì trong chương trình khí đốt khẩn cấp của Đức?

Như Tâm |

Đức ngày 23.6 chuyển sang giai đoạn 2 của chương trình khí đốt khẩn cấp sau khi Nga giảm cung cấp qua đường ống Nord Stream 1.

Đức ngày 23.6 kích hoạt giai đoạn 2 trong chương trình khí đốt khẩn cấp, tiến gần hơn đến việc phải phân bổ nguồn cung cho công nghiệp - động thái sẽ giáng đòn mạnh vào “quả tim sản xuất” của nền kinh tế Đức.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck hy vọng sẽ không cần phải phân bổ nguồn cung khi vượt qua mùa đông sắp tới nhưng cũng không loại trừ kịch bản này.

“Nguồn cung khí đốt tại Đức giờ đây đang khan hiếm”, ông phát biểu tại cuộc họp báo ở Berlin. “Ngay cả khi bạn chưa cảm thấy thì chúng ta đang trong một cuộc khủng hoảng khí đốt”.

Cuộc khủng hoảng năng lượng Châu Âu leo thang trong tháng 6 khi Nga cắt giảm hơn nữa nguồn cung cho Đức, Italia và các thành viên khác trong Liên minh Châu Âu.

Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom tuần trước giảm 60% lưu lượng khí đốt qua hệ thống đường ống Nord Stream 1 sang Đức, lý do liên quan các lệnh trừng phạt từ phương Tây. Gã khổng lồ năng lượng ENI của Italia cho biết Gazprom đã cắt giảm 15% nguồn cung cho họ.

Dưới đây là 3 giai đoạn trong chương trình khí đốt khẩn cấp do Bộ Kinh tế Đức đưa ra.

Cảnh báo sớm

Giai đoạn này được kích hoạt khi có “tín hiệu rõ ràng, nghiêm trọng và đáng tin cậy về một sự kiện có thể xảy ra, khả năng cao dẫn đến tình huống suy giảm đáng kể nguồn cung khí đốt, tới mức báo động hoặc khẩn cấp”.

Các công ty khí đốt tiếp tục đảm bảo được nguồn cung, chưa có sự gián đoạn nguồn cung.

Các đơn vị vận hành hệ thống truyền dẫn (TSO) khí đốt cập nhật với Bộ Kinh tế Đức ít nhất một lần mỗi ngày về tình hình nguồn cung. Các TSO điện phối hợp đảm bảo sự ổn định của lưới điện.

Các nhà cung ứng khí đốt cố vấn cho chính phủ và là một phần trong nhóm ứng phó khủng hoảng.

Chính phủ lập tức thông báo với Ủy ban Châu Âu về những biện pháp có thể triển khai tiếp theo, bao gồm cả thu hồi trạng thái khẩn cấp ban đầu nếu điều kiện không còn thỏa mãn.

Báo động

Giai đoạn này được kích hoạt khi có “sự gián đoạn nguồn cung khí đốt hoặc nhu cầu khí đốt cao bất thường dẫn đến suy giảm đáng kể nguồn cung nhưng thị trường vẫn có thể ứng phó được với sự gián đoạn hoặc nhu cầu này mà không cần phải dùng đến biện pháp phi thị trường”.

Nguy cơ cao thiếu cung khí đốt về dài hạn và về lý thuyết các nhà cung cấp có thể đẩy phần chi phí tăng thêm sang ngành công nghiệp và hộ gia đình.

Không có nhiều thay đổi so với giai đoạn 1 nhưng các bên tham gia thị trường, bao gồm TSO và nhà cung ứng khí đốt, đều chịu áp lực lớn hơn trong việc tái cân bằng sự gián đoạn thông qua biện pháp ngắn hạn, hiệu quả như tìm nguồn cung thay thế.

Khẩn cấp

Giai đoạn này được kích hoạt khi có “nhu cầu khí đốt đặc biệt cao, sự gián đoạn đặc biệt lớn trong cung ứng khí đốt hoặc tình huống mà các biện pháp thị trường đã được triển khai nhưng nguồn cung vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi có thêm biện pháp phi thị trường, đặc biệt là để đảm bảo nguồn cung nhằm bảo vệ người tiêu dùng”.

Chính phủ bắt đầu can thiệp do các yếu tố cơ bản của thị trường không còn hiệu quả, đồng nghĩa nguồn cung khí đốt còn lại sẽ được phân bổ.

Việc phân bổ được thực hiện bởi Bundesnetzagentur, cơ quan liên bang thuộc chính phủ Đức có nhiệm vụ đảm bảo “đáp ứng nhu cầu khí đốt thiết yếu với sự cân nhắc đặc biệt bảo vệ người tiêu dùng, giảm thiểu hậu quả”.

Nói chung, nguồn cung cho ngành công nghiệp sẽ bị hạn chế đầu tiên trong khi các hộ gia đình và tổ chức quan trọng như bệnh viện vẫn tiếp tục được cung cấp khí đốt.

Như Tâm
TIN LIÊN QUAN

Đức cận kề giai đoạn báo động khẩn cấp về khí đốt

Ngọc Vân |

Đức chuẩn bị bước vào giai đoạn báo động khẩn cấp về khí đốt, theo tờ Die Welt.

Đức tìm mọi cách bù đắp khí đốt từ Nga, kể cả hạn chế sử dụng

Song Minh |

Đức “phải và sẽ làm mọi thứ” để dự trữ khí đốt nhiều nhất có thể, kể cả việc hạn chế sử dụng, sau khi Nga cắt giảm nguồn cung.

Ông chủ Gazprom lên tiếng việc cắt khí đốt sang Đức

Thanh Hà |

Ông chủ tập đoàn khí đốt Nga Gazprom tuyên bố "hàng của chúng tôi, luật của chúng tôi" sau khi công ty giảm một nửa nguồn cung sang Đức.

3.700 cột điện bị gãy đổ và bữa cơm "cheo leo" giữa lưng trời

Cường Ngô |

Gần 3.000 cán bộ công nhân ngành điện đã cùng chung sức đồng lòng, nỗ lực từng giờ, từng phút để khẩn trương cấp điện trở lại cho Quảng Ninh.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.