GS Mỹ: Tránh thảm họa vũ trụ, cần hiệp ước với nền văn minh ngoài Trái đất

Song Minh |

Giáo sư của Đại học Harvard cho rằng, Trái đất cần hiệp ước với các nền văn minh ngoài hành tinh để tránh một "thảm họa vũ trụ".

Nền văn minh ngoài Trái đất

Trong một bài viết mới trên tạp chí Scientific American, giáo sư Avi Loeb tin rằng một nền văn minh ngoài Trái đất có thể tạo ra những cỗ máy mạnh mẽ để gửi các hạt và năng lượng siêu tốc qua không gian có khả năng đốt cháy mọi thứ trong thiên hà - bao gồm cả hành tinh của chúng ta.

“Tin xấu là chúng ta sẽ không nhận được bất kỳ cảnh báo nào trước khi thảm họa vũ trụ này ập đến vì không có tín hiệu báo trước nào có thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng để cảnh báo chúng ta về nguy cơ” - giáo sư Loeb viết.

Tuy nhiên, ông đề xuất một giải pháp có thể giữ an toàn cho môi trường vũ trụ của chúng ta - một hiệp ước giữa các vì sao.

Giáo sư Avi Loeb. Ảnh: Harvard
Giáo sư Avi Loeb. Ảnh: Harvard

Đề xuất này tương tự như Hiệp ước cấm thử nghiệm hạt nhân được các chính phủ Mỹ, Anh và Liên Xô ký năm 1963. Hiệp ước này cấm các vụ thử vũ khí hạt nhân hoặc bất kỳ vụ nổ hạt nhân nào khác trong khí quyển, ngoài không gian và dưới nước.

Theo giáo sư Loeb, sử dụng điều này làm kim chỉ nam khi con người tiếp xúc với các nền văn minh tiên tiến khác ngoài Trái đất sẽ ngăn chặn được một "thảm họa vũ trụ".

Vật thể liên sao Oumuama

Giáo sư - cựu trưởng khoa vật lý thiên văn tại Đại học Harvard, cựu giám đốc trung tâm vật lý tính toán tại đài quan sát Harvard-Smithsonian - đã gây chú ý với giả thuyết của mình về Oumuama - vật thể liên sao bay vút qua hệ Mặt trời vào năm 2017.

Với suy nghĩ này, có vẻ như giáo sư Loeb đang chuẩn bị cho khả năng tìm ra một nền văn minh ngoài hành tinh, có khả năng tạo ra những cỗ máy mạnh mẽ.

"Hãy tưởng tượng một nền văn minh tiên tiến ở đâu đó trong vũ trụ, nơi đã phát triển một máy gia tốc hạt va chạm các electron ở mật độ năng lượng của định luật Planck" - giáo sư Loeb viết cho Scientific America.

Định luật Planck miêu tả bức xạ điện từ phát ra từ vật đen trong trạng thái cân bằng nhiệt ở một nhiệt độ xác định. Định luật được đặt tên theo Max Planck - nhà vật lý đã nêu ra nó vào năm 1900. Định luật này là bước đi tiên phong đầu tiên của vật lý hiện đại và cơ học lượng tử.

Máy gia tốc hạt sử dụng trường điện từ để bắn các hạt mang điện với tốc độ và năng lượng rất cao, mà các nhà khoa học tin rằng có thể được sử dụng để nghiên cứu vật chất tối và liệu du hành thời gian có tồn tại hay không.

Giáo sư Loeb giải thích rằng, nếu một thế giới xa xôi kích hoạt một máy gia tốc hạt, nó có thể tạo ra một "bong bóng xà phòng" năng lượng tối, nở ra và làm tan rã mọi thứ trên đường sóng kích nổ của nó.

Vụ nổ sẽ có khả năng đi xuyên không gian với tốc độ ánh sáng và giải phóng một lượng lớn năng lượng có thể hủy diệt Trái đất.

Ông gợi ý tạo ra "Hiệp ước va chạm Planck" tuân theo các quy tắc tương tự của Hiệp ước cấm thử nghiệm hạt nhân.

"Về lâu dài, nhu cầu ký hiệp ước chỉ còn cấp bách trong thiên hà của chúng ta - Dải Ngân hà - và láng giềng gần nhất của nó là tinh vân Tiên nữ (Andromeda); nó không mở rộng ra ngoài nhóm thiên hà địa phương” - Loeb giải thích.

"Sự giãn nở gia tốc của vũ trụ cuối cùng sẽ cứu chúng ta khỏi nguy cơ xảy ra thảm họa va chạm Planck" - giáo sư Harvard cho hay.

Giáo sư Loeb đề xuất hiệp ước với nền văn minh ngoài Trái đất để tránh thảm hoạ vũ trụ. Ảnh: AFP/Getty
Giáo sư Loeb đề xuất hiệp ước với nền văn minh ngoài Trái đất để tránh thảm hoạ vũ trụ. Ảnh: AFP/Getty

Giáo sư Loeb đã tập trung vào các nền văn minh ngoài Trái đất trong một thời gian khá dài, trong đó đáng chú ý nhất là khi vật thể liên sao Oumuama xuất hiện vào năm 2017. Kể từ khi được phát hiện, Oumuama vẫn khiến các nhà khoa học không ngừng tranh cãi về nguồn gốc của nó.

Gần đây, ông đã xuất bản một cuốn sách có tựa đề "Người ngoài Trái đất: Dấu hiệu đầu tiên của sự sống thông minh ngoài Trái đất", trong đó lập luận rằng, Oumuamua là một vật thể "ngoại hành tinh", tới từ một nền văn minh bên ngoài Trái đất.

Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 1 với trang Salon.com, ông Loeb giải thích rằng Oumuamua có thể là một "lightsail" - chiếc thuyền buồm năng lượng ánh sáng.

Ngày 19.10.2017, Oumuamua được phát hiện trong dữ liệu của kính thiên văn Pan-STARRS ở Hawaii. Nó xuất hiện dưới dạng một vệt sáng dài - dấu hiệu cho thấy nó di chuyển nhanh hơn nhiều các ngôi sao nền. Tảng đá nhuốm màu đỏ được ước tính có thể dài 400m và có tốc độ hơn 26km/giây.

Loeb đã nhận lại phản ứng dữ dội từ các nhà khoa học sau khi tuyên bố vật thể này thực sự là một công nghệ bị loại bỏ từ người ngoài hành tinh.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Sự kiện siêu trăng máu, NASA bật mí cách chụp Mặt trăng cực đỉnh

Ngọc Vân |

Nhân sự kiện thế giới đón siêu trăng máu - siêu trăng trùng hợp với nguyệt thực toàn phần - trong hôm nay (26.5), NASA "bật mí" cách chụp ảnh Mặt trăng đẹp nhất.

NASA xây đài quan sát giúp thế giới hiểu biết chưa từng có về Trái đất

Khánh Minh |

Đài quan sát mới của NASA sẽ cung cấp cho thế giới sự hiểu biết chưa từng có về hệ thống khí hậu của Trái đất.

Lắng nghe những bản nhạc kỳ diệu từ sao Hỏa và vũ trụ

Song Minh |

Tàu vũ trụ NASA Perseverance hạ cánh xuống sao Hỏa với hai micro, thu được âm thanh để viết lên những "bản nhạc" kỳ diệu trên hành tinh đỏ.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.