Phát hiện mới về sao Hỏa này là một phần trong thí nghiệm kéo dài 6 năm, trong đó các nhà các nhà khoa học giữ tinh trùng chuột trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) và cho tinh trùng tiếp xúc với bức xạ.
Các nhà nghiên cứu vốn tin rằng, bức xạ trong không gian sẽ phá hủy ADN của con người và khiến việc sinh sản không thể thực hiện được. Một mối quan ngại khác là nguy cơ ung thư do bức xạ gây ra.
Tuy nhiên, sau 6 năm, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, tinh trùng chuột được lưu trữ trên trạm vũ trụ vẫn khỏe mạnh.
Các nhà khoa học cũng cho tinh trùng tiếp xúc với tia X trên Trái đất và nhận thấy việc này không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Giáo sư Sayaka Wakayama, Đại học Yamanashi, Nhật Bản, một trong các tác giả nghiên cứu cho hay: "Đã có nhiều con bình thường về mặt di truyền. Những phát hiện này là điều cần thiết để nhân loại tiến vào thời đại vũ trụ".
Ông nói thêm: “Khi đến thời điểm di cư đến các hành tinh khác, chúng ta sẽ cần duy trì sự đa dạng của nguồn gene, không chỉ cho con người mà còn cho cả thú cưng và động vật đã thuần hóa".
Hoạt động thám hiểm sao Hỏa đã tăng cường trong năm nay khi tàu thăm dò Perseverance và trực thăng Ingenuity của NASA tiếp tục tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống trên hành tinh này.
Trực thăng sao Hỏa Ingenuity gần đây đã hoàn thành chuyến bay thứ 7 trên sao Hỏa. Dự kiến, trong vài tháng tới, tàu thăm dò sao Hỏa Perseverance sẽ di chuyển khoảng 5km trên bề mặt hành tinh đỏ. Chuyến đi của Perseverance sẽ giúp NASA hiểu về địa chất miệng núi lửa Jezero trên sao Hỏa.