Liên Hợp Quốc công bố thiệt hại của ngành du lịch do COVID-19

Hải Anh |

Cuộc khủng hoảng COVID-19 khiến ngành du lịch toàn cầu bị thiệt hại 1,3 nghìn tỉ USD trong năm 2020 do số lượng người đi du lịch giảm mạnh, Liên Hợp Quốc công bố ngày 28.1, gọi năm 2020 là "năm tồi tệ nhất trong lịch sử ngành du lịch".

Tổ chức Du lịch Thế giới, cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc, ra thông cáo ước tính, doanh thu bị mất trong năm ngoái lên tới "hơn 11 lần so với mức thua lỗ được ghi nhận trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009". Tổ chức có trụ sở ở Madrid, Tây Ban Nha, cảnh báo, khoảng 100 triệu tới 120 triệu việc làm trong ngành du lịch cũng gặp nguy cơ.

Lượng khách du lịch quốc tế giảm một tỉ, tương đương 74% trong năm 2020 ở Châu Á, khu vực đầu tiên chịu tác động của COVID-19, và là nơi có mức giảm mạnh nhất, Tổ chức Du lịch Thế giới thông tin thêm.

Người đứng đầu Tổ chức Du lịch Thế giới Zurab Pololikashvili cho biết: “Dù đã có nhiều bước đi trong nỗ lực để đi lại quốc tế an toàn hơn nhưng chúng tôi nhận thức rằng cuộc khủng hoảng vẫn chưa kết thúc”.

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, triển khai vaccine COVID-19 dự kiến ​​sẽ "bình thường hóa việc đi lại" trong năm 2021 nhưng nhiều quốc gia đang tái áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại như kiểm dịch, xét nghiệm bắt buộc và đóng cửa biên giới do các diễn biến của đại dịch.

Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương ghi nhận lượng khách giảm 84%. Tiếp theo là Châu Phi và Trung Đông với mức giảm 75%, Châu Âu giảm 70% dù có sự phục hồi ngắn và nhỏ trong mùa hè. Trong khi đó, Châu Mỹ có lượng khách du lịch giảm 69%.

Lần gần đây nhất, lượng khách du lịch quốc tế giảm là năm 2009 do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu với mức giảm là 4%. Vào thời kỳ dịch SARS bùng phát, lượng khách du lịch quốc tế chỉ giảm 0,4% trong năm 2003.

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, hầu hết chuyên gia cho rằng, trước năm 2023, hoạt động du lịch sẽ không trở lại mức trước đại dịch. Du lịch ngoài trời và dựa vào thiên nhiên sẽ có nhu cầu ngày càng tăng khi du lịch khởi động lại, trong đó du lịch nội địa cũng được kỳ vọng sẽ phổ biến hơn.

Ngành du lịch chiếm khoảng 10% GDP và việc làm của thế giới.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Phát hiện bệnh nhân COVID-19 nhiễm cùng lúc 2 chủng SARS-CoV-2 ở Brazil

Thanh Hà |

Các nhà nghiên cứu ở miền nam Brazil phát hiện ra những bệnh nhân bị nhiễm đồng thời 2 chủng SARS-CoV-2, phản ánh mối lo ngại về số lượng biến thể đang ngày càng tăng ở nước này.

Trung Quốc: Xuân vận xáo trộn vì cảnh giác COVID-19 trước Tết Nguyên đán

Thanh Hà |

Kế hoạch đi lại của hàng triệu người ở Trung Quốc đã bị xáo trộn trong ngày 28.1 khi các chuyến tàu, chuyến bay bị hủy và chính phủ Trung Quốc khuyến cáo người dân nên ở nhà trước Tết Nguyên đán.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: 2021 phải là năm chữa lành và hàn gắn

Thanh Hà |

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho rằng, năm 2021 phải là một năm hàn gắn, năm chữa lành khỏi đại dịch COVID-19 và hàn gắn những rạn nứt xã hội.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.