Nghiên cứu mới làm sáng tỏ khă năng di chuyển của thằn lằn bay

HỒNG HẠNH |

Nghiên cứu hóa thạch của thằn lằn bay cho thấy khả năng di chuyển của chúng rất kém dù là một trong những loài biết bay lớn nhất.

Thằn lằn bay (Pterosaur) là một trong những loài động vật có cánh biết bay lớn nhất nhưng thực chất chúng bay rất "vụng về" và chỉ có thể bay quãng đường ngắn.

Thằn lằn bay tiến hóa cách đây khoảng 245 triệu năm và thống trị bầu trời trong hơn 150 triệu năm, trước khi chết dần vào cuối thời kỷ Phấn trắng cùng với nhiều loài họ hàng khủng long.

Với đôi cánh dài có màng kéo dài từ mắt cá chân đến ngón tay thứ tư thon dài, thằn lằn bay được coi là động vật có xương sống sớm nhất đã tiến hóa bay bằng năng lượng.

Giáo sư Chris Venditti, giảng viên về sinh học thuộc Đại học Reading, và các đồng nghiệp của ông đã ước tính kích thước cánh, khối lượng cơ thể dựa trên hóa thạch và kết hợp với nhiều thông tin khác để tính toán mức năng lượng tiêu hao của thằn lằn bay cho việc bay và quãng đường mà chúng có thể bay.

Kết quả cho thấy, mặc dù bay trên không, nhưng những con thằn lằn bay đầu tiên là những “phi công có khả năng bay kém".

“Chúng bay, nhưng tương đối vụng về. Chúng bay từ thân cây này sang thân cây khác, không bay được quãng đường xa và không thể bay nhanh nhẹn” - The Guardian dẫn lời giáo sư Venditti chia sẻ trên tạp chí Nature.

Các con thằn lằn bay sau này không chỉ lớn hơn mà đôi cánh của chúng cũng dần dài hơn so với kích thước cơ thể, giúp tăng khả năng bay.

Giáo sư Venditti thông tin rằng, chúng là những con vật to lớn và bay vút trong không trung, thậm chí có thể di chuyển hàng trăm kilomet.

Nghiên cứu cũng làm sáng tỏ quá trình tiến hóa bay ở động vật có xương sống nói chung. Các sinh vật như chim và dơi xuất hiện sau khi thằn lằn bay chết và tương đối ít người biết về cách chúng bay lên bầu trời.

“Tôi nghĩ mọi người cho rằng bay là một hành động dễ dàng nhưng thực chất không phải vậy. Để bay được như ngày nay, những con vật này đã trải qua quá trình rèn luyện khổ cực, một giai đoạn tiến hóa để thích nghi đầy cam go. Điều này có lẽ không chỉ xuất hiện ở loài chim mà còn có thể là hiện tượng chung của nhiều loài khác”, giáo sư Venditti chia sẻ.

HỒNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Thế giới động vật: Thằn lằn cưỡi rùa đi dạo mát

Bảo Châu |

Video thú vị cho thấy hình ảnh hai con thằn lằn đang cưỡi trên lưng một con rùa.

Thế giới động vật: Thằn lằn nằm im chịu trận sau cuộc giằng co với đại bàng

Bảo Châu |

Con đại bàng lớn nhất Châu Phi khiến con mồi thằn lằn phải nằm im chịu trận.

Nghiên cứu mới tiết lộ thời gian ra đời của thằn lằn bay ở Châu Phi

HỒNG HẠNH |

Một nghiên cứu mới đã tiết lộ về thời gian ra đời của thằn lằn bay ở phía bắc Châu Phi - hơn 100 triệu năm trước.

Doanh nghiệp ráo riết xử lý nợ trái phiếu

Lục Giang |

Các tổ chức ráo riết xử lý nợ trái phiếu bằng cách bán tài sản, chuyển nhượng vốn góp, gia hạn trái phiếu để giãn, hoãn áp lực trả nợ.

Ngó lơ biển cấm, dân vi phạm nhan nhản tại nút giao ở Hà Nội

Tô Thế - Thanh Huyền |

Nút giao Hồ Tùng Mậu - Nguyễn Cơ Thạch (Nam Từ Liêm, Hà Nội) có biển cấm đi thẳng, rẽ trái nhưng nhiều người dân ngó lơ.

Mục sở thị phố ẩm thực Hàn Quốc ngay giữa Hà Nội

Linh Boo |

Ghé khu K-Town ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), du khách có thể thưởng thức ẩm thực tại những quán ăn chuẩn vị Hàn Quốc, và đứng “đâu cũng có ảnh đẹp”.

Tất cả mẫu nước sau vụ vỡ đập thải ở Bắc Kạn đều không đạt

Việt Bắc |

10/10 mẫu nước lấy tại Tuyên Quang xét nghiệm sau vụ vỡ đập bùn thải của Công ty Kim loại màu Bắc Kạn đều không đạt tiêu chuẩn sử dụng cho sinh hoạt.

Bắt giam Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

TRUNG DU |

Thái Bình - Ông Vũ Văn Hạnh (54 tuổi), Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình) vừa bị khởi tố, bắt tạm giam.