Những hành tinh giống Trái đất nhất từng được phát hiện

Anh Vũ |

Nhờ sự tiến bộ của công nghệ kính thiên văn mà ngày càng nhiều hành tinh giống với Trái đất được phát hiện.

Kể từ khi hành tinh giống Trái đất đầu tiên được tìm thấy vào năm 1995, các nhà khoa học đã tìm thấy thêm gần 2.000 hành tinh tương tự. Hơn một nửa trong số những khám phá này được thực hiện bởi kính viễn vọng không gian Kepler của NASA, được phóng vào năm 2009 với sứ mệnh xác định các hành tinh giống Trái đất trong dải thiên hà.

Để đủ điều kiện là có thể có sự sống, một hành tinh phải tương đối nhỏ, cấu tạo từ đá và quay quanh ngôi sao mẹ trong "vùng có thể sinh sống" - là vị trí mà nước có thể tồn tại ở dạng lỏng trên bề mặt hành tinh. Khi công nghệ kính thiên văn được cải thiện, các yếu tố khác cũng sẽ được xem xét, chẳng hạn như thành phần khí quyển của hành tinh và mức độ hoạt động của ngôi sao mẹ.

Dưới đây là 5 hành tinh giống với Trái đất và có khả năng hỗ trợ sự sống cao nhất từng được tìm thấy.

Gliese 667Cc

Hành tinh này nằm cách Trái đất chỉ 22 năm ánh sáng, nặng gấp ít nhất 4,5 lần Trái đất, và các nhà nghiên cứu không chắc liệu nó có cấu tạo từ đá hay không.

Hình ảnh so sánh giữa Gliese 667Cc và Trái đất. Ảnh chụp màn hình
Hình ảnh so sánh giữa Gliese 667Cc và Trái đất. Ảnh chụp màn hình

Gliese 667Cc hoàn thành một quỹ đạo quanh ngôi sao mẹ của nó chỉ trong vòng 28 ngày, nhưng do đó là một ngôi sao lùn đỏ mát hơn nhiều so với Mặt trời, hành tinh này vẫn được cho là nằm trong vùng có thể có sự sống. Tuy nhiên, quỹ đạo của hành tinh này lại ở gần ngôi sao mẹ đến mức nó có nguy cơ bị đốt cháy bất cứ lúc nào.

Kepler-69c

Kepler-69c nằm cách chúng ta khoảng 2.700 năm ánh sáng, lớn hơn Trái đất khoảng 70%. Vì vậy, các nhà nghiên cứu không chắc chắn về thành phần cấu tạo của nó là đá hay ở dạng khí.

Hành tinh Kepler-69c. Ảnh: NASA
Hành tinh Kepler-69c. Ảnh: NASA

Một vòng quỹ đạo của hành tinh này kéo dài 242 ngày, khiến vị trí trong hệ sao của nó giống với vị trí của sao Kim trong hệ Mặt trời của chúng ta. Tuy nhiên, ngôi sao mẹ của Kepler-69c chỉ phát sáng bằng khoảng 80% so với Mặt trời, vì vậy hành tinh này dường như vẫn nằm trong vùng có thể có sự sống.

Kepler-62f

Kepler-62f nằm cách Trái đất khoảng 1.200 năm ánh sáng. Hành tinh này lớn hơn Trái đất khoảng 40% và quay quanh một ngôi sao mát hơn nhiều so với Mặt trời của chúng ta. Tuy nhiên, quỹ đạo dài 267 ngày của nó đặt Kepler-62f nằm trong vùng có thể sinh sống được.

Hành tinh Kepler-62f. Ảnh: NASA
Hành tinh Kepler-62f. Ảnh: NASA

Kepler-186f

Hành tinh này lớn hơn Trái đất khoảng 10%, và nó dường như cũng nằm trong vùng có thể sinh sống được trong hệ sao của nó, dù nằm ở rìa ngoài cùng. Ngôi sao mẹ của Kepler-186f, một ngôi sao lùn đỏ, chỉ cung cấp cho nó khoảng một phần ba năng lượng mà Trái đất nhận được từ Mặt trời. Hành tinh này nằm cách Trái đất khoảng 500 năm ánh sáng.

Hình ảnh so sánh Kepler-186f và Trái đất. Ảnh: NASA
Hình ảnh so sánh Kepler-186f và Trái đất. Ảnh: NASA

Kepler-452b

Các quan chức NASA cho biết đây là hành tinh giống Trái đất nhất từng được tìm thấy cho đến nay. Hành tinh này quay xung quanh một ngôi sao rất giống với Mặt trời của chúng ta, ở một khoảng cách đủ để có thể hỗ trợ sự sống. Với kích thước gấp 1,6 lần Trái đất, Kepler-452b có cấu tạo từ đá, là "cơ hội lớn" để sự sống có thể tồn tại trên hành tinh này.

Hình minh họa hành tinh Kepler-452b của NASA. Ảnh: NASA
Hình minh họa hành tinh Kepler-452b của NASA. Ảnh: NASA
Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Sao chổi nghìn năm Leonard gây mưa sao băng ở hành tinh song sinh Trái đất

Thanh Hà |

Sao chổi Leonard dự kiến gây mưa sao băng tại sao Kim trong quá trình tiếp cận tương đối gần với hành tinh này.

Yếu tố quyết định mức độ tàn phá của thiên thạch khi va vào Trái đất

Nguyễn Hạnh |

Thành phần của đá mà một thiên thạch va phải khi nó đến Trái đất sẽ quyết định mức độ nguy hiểm của tác động chứ không chỉ kích thước của nó.

Người đầu tiên xuống đáy 4 rãnh đại dương sâu nhất Trái đất

Nguyễn Hạnh |

Cựu chỉ huy hải quân Mỹ Victor Vescovo đã trở thành người đầu tiên chạm đáy cả 4 rãnh đại dương sâu nhất thế giới.

Nhanh chóng khắc phục sự cố rò rỉ bờ đê sông Mã ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Sau nỗ lực xuyên đêm, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản khắc phục xong sự cố rò rỉ bờ đê sông Mã (đoạn qua xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc).

Loạt bất động sản khủng Trương Mỹ Lan dùng để khắc phục

NHÓM PV |

TPHCM - Trương Mỹ Lan bày tỏ sự hối hận sâu sắc về hậu quả vụ án gây ra, khẳng định sẵn sàng dùng các siêu dự án để khắc phục hậu quả cho trái chủ.

Hình ảnh giản dị của phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VƯƠNG TRẦN - Ảnh: Đại tá Trần Hồng |

Những hình ảnh giản dị đời thường của Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - phu nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được ghi lại qua ống kính của Đại tá Trần Hồng.

Google hỗ trợ quảng bá du lịch, văn hóa Việt Nam ra thế giới

Chí Long |

Đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao đổi với đại diện Google về khả năng hợp tác để quảng bá văn hóa, du lịch, chuyển đổi kỹ thuật số...

Người dân gặp khó vì tuyến tỉnh lộ xuống cấp

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Khoảng 3km của tỉnh lộ 10A đoạn qua xã Phú Lương (huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) xuống cấp nhiều năm nay khiến việc đi lại của người dân bị ảnh hưởng.

Sao chổi nghìn năm Leonard gây mưa sao băng ở hành tinh song sinh Trái đất

Thanh Hà |

Sao chổi Leonard dự kiến gây mưa sao băng tại sao Kim trong quá trình tiếp cận tương đối gần với hành tinh này.

Yếu tố quyết định mức độ tàn phá của thiên thạch khi va vào Trái đất

Nguyễn Hạnh |

Thành phần của đá mà một thiên thạch va phải khi nó đến Trái đất sẽ quyết định mức độ nguy hiểm của tác động chứ không chỉ kích thước của nó.

Người đầu tiên xuống đáy 4 rãnh đại dương sâu nhất Trái đất

Nguyễn Hạnh |

Cựu chỉ huy hải quân Mỹ Victor Vescovo đã trở thành người đầu tiên chạm đáy cả 4 rãnh đại dương sâu nhất thế giới.