Nhược điểm của xuất khẩu khí đốt Nga sang Trung Quốc

Ngọc Vân |

Nga dự báo giá khí đốt xuất khẩu sang Trung Quốc ngày càng thấp hơn so với sang châu Âu.

Bloomberg đưa tin, việc Nga tập trung thúc đẩy xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang Trung Quốc sẽ mang lại ít lợi nhuận cho quốc gia này hơn so với việc trước đây xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

Giá khí đốt xuất sang Trung Quốc dự kiến sẽ thấp hơn tới 28% so với giá khí đốt của các khách hàng châu Âu còn lại của Nga ít nhất là cho đến năm 2027 - Bloomberg dẫn báo cáo triển vọng kinh tế của Bộ Kinh tế Nga cho hay.

Triển vọng này cho thấy nhược điểm tài chính đối với những nỗ lực mạnh mẽ của Nga nhằm xây dựng mối quan hệ năng lượng với Trung Quốc trong bối cảnh bế tắc với phương Tây vì chiến dịch quân sự ở Ukraina.

Ngay cả trước khi bùng phát xung đột Nga - Ukraina, tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga cho biết họ coi Trung Quốc là một thị trường tăng trưởng trong tương lai và dự đoán nhu cầu tại các thị trường châu Âu sẽ giảm vào cuối thập kỷ này.

Năm nay, Bộ Kinh tế Nga dự báo giá xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc ở mức 257 USD/1.000 mét khối so với mức 320,30 USD cho khí đốt xuất sang thị trường phương Tây, theo kịch bản cơ sở.

Báo cáo triển vọng cho thấy, từ năm 2025 đến năm 2027, giá khí đốt bán cho Trung Quốc sẽ giảm dần, trong khi giá cho thị trường phương Tây được dự báo sẽ gần như không thay đổi.

Gazprom hiện cung cấp khí đốt trực tiếp cho Trung Quốc qua đường ống Sức mạnh Siberia (Power of Siberia) và sẽ dần dần tăng khối lượng lên mức tối đa hàng năm theo kế hoạch là 38 tỉ mét khối vào năm tới.

Gazprom cung cấp khí đốt trực tiếp cho Trung Quốc qua đường ống Sức mạnh Siberia (Power of Siberia). Ảnh: Xinhua
Gazprom cung cấp khí đốt trực tiếp cho Trung Quốc qua đường ống Sức mạnh Siberia (Power of Siberia). Ảnh: Xinhua

Năm 2022, ngay trước khi bùng phát xung đột Nga - Ukraina, Gazprom đã ký thỏa thuận thứ hai cung cấp 10 tỉ mét khối mỗi năm cho Trung Quốc, dự kiến bắt đầu vào năm 2027.

Xuất khẩu khí đốt dự kiến sẽ tăng hơn nữa khi Nga và Trung Quốc xây dựng đường ống dẫn khí Sức mạnh Siberia 2 (Power of Siberia 2), qua đó sẽ nâng khối lượng cung cấp của Gazprom lên tổng cộng 98 tỉ mét khối khí đốt mỗi năm.

Tuy nhiên, ngay cả khi kế hoạch thành hiện thực và cả ba đường ống đều hoạt động hết công suất, chúng sẽ chỉ vận chuyển khoảng một nửa lượng khí đốt mà Nga từng vận chuyển tới châu Âu trước cuộc chiến ở Ukraina.

Gazprom vẫn xuất khẩu khí đốt qua đường ống tới một số quốc gia châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên năm ngoái, lượng khí đốt sang châu Âu đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu những năm 1970 với tổng khối lượng khoảng 45 tỉ mét khối, theo ước tính từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế.

Con số này là một phần nhỏ so với kỷ lục 201 tỉ mét khối được vận chuyển sang châu Âu vào năm 2018, theo dữ liệu của Gazprom.

Theo kịch bản cơ sở của Bộ Kinh tế, tổng xuất khẩu khí đốt của Nga sẽ tăng ít nhất đến năm 2026, nhờ sản lượng khí đốt tăng sau đợt sụt giảm năm 2022.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Lỗ hổng dầu khí có thể khiến Anh vô tình giúp Nga hàng tỉ USD

Khánh Minh |

Anh bị cáo buộc giúp Nga có tiền trang trải cho cuộc chiến ở Ukraina bằng cách nhập hàng tỉ USD dầu tinh chế từ các nước sử dụng dầu thô của Nga.

Đường ống dẫn khí quan trọng ở châu Âu trở lại, lợi hại hơn xưa

Khánh Minh |

Đường ống dẫn khí Balticconnector ở châu Âu hoạt động trở lại sau 6 tháng sửa chữa tiêu tốn tới 35 triệu euro (37 triệu USD).

Đức lo ngại gián đoạn nguồn cung khí đốt Nga đến châu Âu

Khánh Minh |

Đức lo ngại các cuộc tấn công của Nga vào Ukraina có thể làm gián đoạn nguồn cung khí đốt Nga đến châu Âu.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.