Quân đội Đức "ngập ngụa" trong khủng hoảng khí tài quân sự

Hải Anh |

Bộ Quốc phòng Đức thừa nhận, trong số 97 vũ khí được trang bị cho lực lượng vũ trang năm 2017, chỉ 38 thiết bị có thể vận hành. Tỉ lệ trang thiết bị hoạt động là khoảng 39% nhưng dự kiến con số này có thể tăng lên đến 70%.

Số phận của các xe chiến đấu bộ binh (IFV) Puma tối tân và các máy bay vận tải Airbus A400M là điều gây quan ngại với quân đội Đức nhiều nhất.

Xe Puma nặng 43 tấn là sản phẩm do Kraus Maffei-Wegmann (KMW) và Rheinmetall cùng sản xuất. Đây được đánh giá là một trong những xe chiến đấu bộ binh có sự bảo vệ tốt nhất thế giới nhưng vẫn duy trì được tỷ số công suất - trọng lượng động cơ cao. Tuy nhiên, con số của Bộ Quốc phòng Đức cho thấy chỉ 27 trên tổng số 71 IFV được bàn giao cho quân đội năm 2017 thực sự sẵn sàng chiến đấu.

A400M được Airbus mô tả là "máy bay tiên tiến nhất, đã được chứng minh và chứng nhận về năng lực vận chuyển, kết hợp các công nghệ tiên tiến của thế kỷ 21 để đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của lực lượng vũ trang".

Tuy nhiên, trong số 8 chiếc máy bay được bàn giao cho các lực lượng vũ trang của Đức, chỉ có một nửa sẵn sàng hoạt động.

Không may, cuộc khủng hoảng mà lực lượng vũ trang Đức đang phải đối mặt không chỉ với hai loại thiết bị này. Báo cáo thêm của Bộ Quốc phòng cho thấy, chỉ có 2 trong số 7 trực thăng tấn công Tiger sẵn sàng tác chiến, còn máy bay vận tải NH90 là 4/7.

Việc bàn giao 4 máy bay Eurofighter năm 2017 cũng chưa được hoàn tất khi chỉ có 1 trong số này được đưa vào vận hành, 3 chiếc còn lại được đưa trở lại nhà sản xuất để trang bị lại máy tính mới tên máy bay.

Quân đội Đức liên tục gặp loạt vấn đề liên quan tới trang thiết bị trong thời gian qua. Lục quân Đức – hay Bundeswehr - một trong những lực lượng quân sự lớn nhất của NATO - đối mặt với tình trạng máy bay không thể cất cánh, xe tăng hỏng, tàu thuyền không thích hợp cho hoạt động trên biển.

Cuối tháng 9, thông tin tàu khu trục mới nhất của hải quân Đức, vốn có lộ trình đưa vào hoạt động năm 2014 không thể hạ thủy cho tới năm 2019. Nguyên nhân do hệ thống bị lỗi và chi phí tăng chóng mặt dẫn tới lo ngại tàu khu trục này sẽ lỗi thời khi đưa vào vận hành.

Mùa thu năm ngoái, toàn bộ đội tàu ngầm Đức đều phải bảo dưỡng hoặc cần sửa chữa. Vào tháng 11.2017, có thông tin một nửa trong số xe tăng của Bundeswehr không thích hợp cho vận hành. Chỉ có 95 trong số 244 xe tăng chiến đấu chính Leopard 2 được cho là sẵn sàng chiến đấu còn lại là chưa được vũ trang hoặc thiếu phụ tùng thiết yếu.

Vào tháng 2.2018, lộ thông tin quân đội Đức không có đủ  ngân sách cho việc hiện đại hóa các IFV Puma. Đến tháng 8 năm nay, thông tin cho thấy, các phương tiện hiện nay không phù hợp với các binh sĩ có chiều cao vượt trội.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Kỷ nguyên Merkel chấm dứt để lại thách thức lớn cho Đức và EU

NGỌC VÂN |

Bà Angela Merkel bắt đầu giữ chức Thủ tướng Đức vào năm 2005 cùng thời điểm Tổng thống George W. Bush là ông chủ Nhà Trắng, ông Tony Blair là Thủ tướng Anh và Điện Elysee là của Tổng thống Jacques Chiraq. 13 năm sau, vào ngày 29.10, bà Angela Merkel tuyên bố bà sẽ không tái tranh cử chức chủ tịch Đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU) và nhiệm kỳ thủ tướng thứ 4 sẽ là nhiệm kỳ cuối cùng của bà, chấm dứt thời đại bà chi phối chính trị Đức và Châu Âu.

Thủ tướng Đức tuyên bố chấm dứt “thời đại” Merkel sau 13 năm

S.M |

Ngày 29.10, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết bà sẽ không tái tranh cử làm Chủ tịch đảng, và nhiệm kỳ thủ tướng thứ tư sẽ là nhiệm kỳ cuối cùng của bà, chấm dứt thời kỳ kéo dài 13 năm bà chi phối chính trị Châu Âu.

Đảng của Thủ tướng Merkel thua chấn động, cực hữu Đức lên ngôi

Ngọc Vân |

Đảng cực hữu non trẻ AfD giành ghế ở bang Hesse và có chân trong Quốc hội ở tất cả các bang của Đức, trong khi đảng CDU của Thủ tướng Angela Merkel thất bại nặng nề.

Rác chất thành "núi", tràn ra đường gom Đại lộ Thăng Long

Tô Thế |

Rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng bị đổ trộm la liệt dọc theo tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long (Hà Nội).

Trung Quốc công bố loạt chính sách mới thúc đẩy kinh tế

Ngọc Vân |

Ngày 24.9, Trung Quốc công bố một loạt chính sách mới nhằm thúc đẩy nền kinh tế, bao gồm cắt giảm lãi suất thế chấp và tỉ lệ dự trữ bắt buộc.

Gặp khó vì chưa được phê duyệt đề án vị trí việc làm

Bảo Hân |

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống công đoàn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do chưa được phê duyệt đề án vị trí việc làm.

Lượng rác khổng lồ trôi nổi trên vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sẽ mất rất nhiều thời gian để xử lý lượng rác khổng lồ tràn ra vịnh Hạ Long, chủ yếu từ các khu nuôi trồng thủy sản bị bão số 3 đánh tan tành.

Cựu sếp Nhà Xuất bản Giáo dục nhận hối lộ đều đặn

Việt Dũng |

Suốt quá trình tạo điều kiện cho doanh nghiệp trúng các gói thầu tổng trị giá cả nghìn tỉ, hàng năm ông Nguyễn Đức Thái nhận hối lộ tới 20 tỉ của nữ đối tác.

Kỷ nguyên Merkel chấm dứt để lại thách thức lớn cho Đức và EU

NGỌC VÂN |

Bà Angela Merkel bắt đầu giữ chức Thủ tướng Đức vào năm 2005 cùng thời điểm Tổng thống George W. Bush là ông chủ Nhà Trắng, ông Tony Blair là Thủ tướng Anh và Điện Elysee là của Tổng thống Jacques Chiraq. 13 năm sau, vào ngày 29.10, bà Angela Merkel tuyên bố bà sẽ không tái tranh cử chức chủ tịch Đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU) và nhiệm kỳ thủ tướng thứ 4 sẽ là nhiệm kỳ cuối cùng của bà, chấm dứt thời đại bà chi phối chính trị Đức và Châu Âu.

Thủ tướng Đức tuyên bố chấm dứt “thời đại” Merkel sau 13 năm

S.M |

Ngày 29.10, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết bà sẽ không tái tranh cử làm Chủ tịch đảng, và nhiệm kỳ thủ tướng thứ tư sẽ là nhiệm kỳ cuối cùng của bà, chấm dứt thời kỳ kéo dài 13 năm bà chi phối chính trị Châu Âu.

Đảng của Thủ tướng Merkel thua chấn động, cực hữu Đức lên ngôi

Ngọc Vân |

Đảng cực hữu non trẻ AfD giành ghế ở bang Hesse và có chân trong Quốc hội ở tất cả các bang của Đức, trong khi đảng CDU của Thủ tướng Angela Merkel thất bại nặng nề.