Trực thăng sao Hỏa của NASA đối mặt với thử thách khắc nghiệt đầu tiên

Hải Anh |

Tàu vũ trụ Perseverance của NASA đã thả trực thăng Ingenuity xuống bề mặt sao Hỏa vào ngày 4.4.2021.

NASA thông báo trực thăng sao Hỏa Ingenuity đã chạm xuống bề mặt hành tinh đỏ từ tàu vũ trụ Perseverance. Từ thời điểm Ingenuity chạm xuống hành tinh đỏ, chuyến bay trực thăng đầu tiên trên sao Hỏa sẽ chỉ còn hơn một tuần nữa, Space.com thông tin.

"Trực thăng sao Hỏa hạ cánh đã được xác nhận! Hành trình 293 triệu dặm (471 triệu km) của trực thăng trên tàu vũ trụ Perseverance đã kết thúc với cú thả cuối cùng 4 inch (10 cm) từ bụng của tàu vũ trụ xuống bề mặt sao Hảo ngày hôm nay" - tài khoản Twitter chính thức của Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA tại Pasadena, California, thông báo ngày 4.4.

"Cột mốc tiếp theo là gì? Sống sót qua đêm" - cơ quan của NASA chia sẻ thêm.

Tàu vũ trụ của NASA đã thả trực thăng hôm 4.4. Ảnh: NASA.
Tàu vũ trụ của NASA đã thả trực thăng Ingenuity hôm 4.4. Ảnh: NASA.

Trực thăng sao Hỏa Ingenuity nặng 1,8kg, chạy bằng năng lượng mặt trời hoạt động dựa trên pin có thể nạp lại để giữ ấm cho các hệ thống của trực thăng trong đêm sao Hỏa khắc nghiệt.

Cho đến ngày 4.4, trực thăng Ingenuity vẫn gắn dưới thân tàu vũ trụ Perseverance và dựa vào hệ thống chạy bằng năng lượng hạt nhân của tàu vũ trụ NASA để giữ ấm.

Với việc chính thức đáp xuống bề mặt sao Hỏa, trực thăng Ingenuity sẽ tự sử dụng pin bên trong để cung cấp năng lượng cho thiết bị sưởi thiết yếu.

Bob Balaram, kỹ sư trưởng dự án trực thăng Sao Hỏa của NASA, chia sẻ hôm 2.4: “Thiết bị sưởi này giữ cho bên trong khoảng 45 độ F (khoảng 7 độ C) để qua cái lạnh buốt của đêm sao Hỏa khi nhiệt độ có thể xuống thấp tới -130 độ F (âm 90 độ C)”.

Thiết bị sưởi giúp bảo vệ các thành phần quan trọng của trực thăng sao Hỏa như pin và một số thiết bị điện tử nhạy cảm khỏi bị tổn hại vì ở trong nhiệt độ rất lạnh.

Các quan chức NASA cho biết, Ingenuity dự kiến ​​sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên trên sao Hỏa vào ngày 11.4. Dữ liệu từ chuyến bay lịch sử này sẽ đến trái đất vào ngày 12.4.

Trực thăng sao Hỏa không người lái trị giá 85 triệu USD là chiếc trực thăng đầu tiên được gửi đến một thế giới khác ngoài trái đất và được thiết kế để thử nghiệm công nghệ cho các phương tiện bay trên các hành tinh khác trong tương lai.

Các vị trí mà trực thăng Ingenuity sẽ chụp ảnh trong chuyến bay đầu tiên trên sao Hỏa. Ảnh: NASA.
Các vị trí mà trực thăng Ingenuity sẽ chụp ảnh trong chuyến bay đầu tiên trên sao Hỏa. Ảnh: NASA.

Trực thăng Ingenuity mang theo 2 camera để ghi lại các chuyến bay trên sao Hỏa. Các camera này cũng sẽ được tàu vũ trụ Perseverance quan sát.

Nếu chuyến bay đầu tiên trên sao Hỏa thành công, trực thăng Ingenuity sẽ thực hiện một loạt các chuyến bay dài hơn qua miệng núi lửa Jezero (nơi tàu vũ trụ Perseverance hạ cánh ngày 18.2) trong 31 ngày sao Hỏa tiếp theo. Ngày trên sao Hỏa được gọi là 1 sol, tương đương khoảng 24 giờ 40 phút trên trái đất, hoặc hơn một ngày trái đất một chút.

Mỗi chuyến bay của Ingenuity không cao hơn 5 m và bay trên quãng đường dài 90 m.

NASA lên kế hoạch cho một loạt các thử nghiệm trước chuyến bay đầu tiên trên sao Hỏa để kích hoạt bốn cánh quạt của Ingenuity trong khi Perseverance quan sát từ một khoảng cách an toàn. Các cánh quạt của trực thăng sao Hỏa của NASA quay với tốc độ lên tới 2.537 vòng/phút. Tàu vũ trụ Perseverance sẽ đứng ở vị trí an toàn cách trực thăng sao Hỏa 5 m trước chuyến bay đầu tiên.

Space.com lưu ý, đương nhiên trước mắt Ingenuity phải vượt qua thời tiết lạnh buốt giá trong đêm đầu tiên một mình trên sao Hỏa. Pin của trực thăng sẽ cung cấp năng lượng cho máy sưởi đủ để duy trì nhiệt độ ổn định khoảng 5 độ F (âm 15 độ C).

Các thành viên trong nhóm sứ mệnh của NASA sẽ theo dõi chặt chẽ nhiệt độ và hiệu suất pin của Ingenuity vào cuối tuần để đảm bảo trực thăng hoạt động thuận lợi, ông Balaram nói thêm. Nếu mọi thứ ổn, trực thăng Ingenuity có thể chuyển sang các bài kiểm tra rotor và kiểm tra hệ thống khác trước chuyến bay đầu tiên.

Trực thăng sao Hỏa Ingenuity chỉ là một phần trong sứ mệnh Perseverance đầy tham vọng của NASA nhằm thăm dò vùng châu thổ cổ đại trong miệng núi lửa Jezero của sao Hỏa. Tàu vũ trụ của NASA dự kiến dành hai năm tới để thám hiểm khu vực này tìm các dấu hiệu của sự sống cổ đại trên hành tinh đỏ. Perseverance cũng sẽ thu thập các mẫu đá trên sao Hỏa mang về trái đất trong nhiệm vụ sau này.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

NASA hoãn chuyến bay đầu tiên của trực thăng sao Hỏa

Thanh Hà |

Ingenuity, trực thăng Sao Hỏa của NASA sẽ phải đợi thêm vài ngày nữa để thực hiện chuyến bay lịch sử trên hành tinh đỏ.

Kiểu hồ miệng núi lửa cổ đại mới phát hiện trên sao Hỏa gây bối rối

Thanh Hà |

Một hồ miệng núi lửa cổ đại ở vùng cao nguyên phía nam của sao Hỏa dường như đã từng được lấp đầy bởi dòng chảy băng hà. Thông tin này củng cố giả thuyết rằng sao Hỏa từng lạnh và băng giá.

Mục sở thị sao Hỏa rung lắc do động đất mạnh

Thanh Hà |

Động đất mạnh 3,3 và 3,1 độ richter trên sao Hỏa vừa được NASA phát hiện bắt nguồn từ một khu vực được gọi là Cerberus Fossae.

3.700 cột điện bị gãy đổ và bữa cơm "cheo leo" giữa lưng trời

Cường Ngô |

Gần 3.000 cán bộ công nhân ngành điện đã cùng chung sức đồng lòng, nỗ lực từng giờ, từng phút để khẩn trương cấp điện trở lại cho Quảng Ninh.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.