Trung Quốc lồng chủ quyền biển Đông vào bài hát gây phẫn nộ tại Philippines

Ngọc Vân |

Người dân Philippines phẫn nộ khi Trung Quốc lồng chủ quyền Biển Đông vào một bài hát ngoại giao thời COVID-19.

Theo SCMP, một video âm nhạc mà Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila nói là nhằm mục đích kỷ niệm một kỷ nguyên hợp tác mới giữa Trung Quốc và Philippines trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã khiến người dân Philippines phẫn nộ hôm 25.4.

Video của bài hát Iisang Dagat (Một biển) đã được Đại sứ quán Trung Quốc phát hành trên phương tiện truyền thông xã hội vào ngày 24.4. Kể từ đó, nó đã nhận được ít nhất 65.000 lượt không thích và phản ứng giận dữ của người Philippines.

Theo Đại sứ quán Trung Quốc, bài hát này dành để tri ân những người đã góp phần vào cuộc chiến chống dịch COVID-19 của cả hai nước, đặc biệt là “đội ngũ chuyên gia y tế Trung Quốc đã đến Philippines”.

Bài hát được Đại sứ Trung Quốc Huang Xilian viết lời, và được trình bày bởi một nhóm bao gồm một nhà ngoại giao Trung Quốc, phó thống đốc Camarines Sur, một ca sĩ người Philippines gốc Hoa và một diễn viên từ Trung Quốc.

Bài hát có đoạn: “Bạn và tôi ở cùng một biển, tình yêu của bạn luôn bên tôi. Tôi sẽ không buông tay bạn. Chúng ta có một tương lai tươi sáng phía trước”.

Bài hát đã gây ra một làn sóng giận dữ trong cộng đồng mạng Philippines trực tuyến, với hashtag #Chexitph trở thành xu hướng nổi bật vào ngày 25.4.

“Không có “một biển” hay Iisang Dagat nào hết. Trung Quốc không có quyền gì, nhất là sau khi đã chĩa súng vào tàu và ngư dân của chúng tôi” - một người dùng Twitter khác viết.

“Người dân Philippines vẫn tiếp tục chống lại các mối đe dọa đối với chủ quyền của chúng tôi” - một người dùng Twitter nữa cho biết.

Trước đó, ngày 22.4, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. cho biết Bộ Ngoại giao Philippines đã gửi 2 công hàm tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines, phản đối các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, bao gồm việc tàu hải quân Trung Quốc đã chĩa radar kiểm soát hỏa lực vào tàu hải quân Philippines và việc Bắc Kinh thông báo lập hai quận mới.

Tờ Inquirer của Philippines cũng cho biết, “trong một động thái bắt nạt khác”, Trung Quốc đã đặt tên cho 80 thực thể địa lý ở Trường Sa và Hoàng Sa. Tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc được tàu hải cảnh hộ tống đã bám đuôi tàu của công ty dầu khí nhà nước Malaysia Petronas trong khi tàu này tiến hành khoan thăm dò ở gần vùng biển Malaysia. Một máy bay tuần tra hàng hải của Trung Quốc cũng đã được phát hiện vào đầu tháng này ở đá Chữ Thập trong một cuộc tập trận.

Trung Quốc trong những năm gần đây đã biến các rạn san hô và đảo, đá thành tiền đồn, xây đường băng, bến cảng, cơ sở thông tin liên lạc để mở rộng khả năng giám sát ở Biển Đông. “Năm 2016, Tòa trọng tài do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn ở The Hague đã phán quyết rằng các yêu sách của Bắc Kinh không có cơ sở và việc xây dựng ở Biển Đông là bất hợp pháp” - tờ Inquirer nhắc lại.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Australia: Trung Quốc lợi dụng COVID-19 để gây hấn ở Biển Đông

Ngọc Vân |

Australia chỉ trích Trung Quốc lợi dụng đại dịch COVID-19 để bành trướng và gây hấn ở Biển Đông.

Mỹ lo ngại Trung Quốc "khiêu khích" các hoạt động dầu khí ở Biển Đông

Song Minh |

Mỹ lo ngại trước các báo cáo về “những hành động khiêu khích” của Trung Quốc nhắm vào các hoạt động dầu khí ở Biển Đông.

Du khách nói gì việc giá vé thăm quan Ga Đà Lạt sẽ tăng gấp 10 lần?

ĐÌNH QUANG |

Rất nhiều du khách cảm thấy chưa hài lòng, thậm chí chê đắt trước thông tin di tích quốc gia Ga Đà Lạt (Lâm Đồng) sẽ tăng giá vé gấp 10 lần.

Giãn nợ, giảm lãi suất để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định sản xuất

Tuyết Lan - Kim Khánh |

Nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng do bão số 3, ngành ngân hàng đã có nhiều chính sách như giảm lãi suất vay, giãn - hoãn nợ, để thể hiện trách nhiệm chia sẻ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi.

Công đoàn hỗ trợ hàng trăm lao động thắng kiện

Tường Minh |

Được 62 lao động ủy quyền, LĐLĐ thành phố Đà Nẵng khởi kiện và thắng kiện Công ty CP Dệt Hòa Khánh. Vụ việc đã mang đến sự tự tin hơn cho tổ chức Công đoàn trong nỗ lực đồng hành, bảo vệ người lao động.

Lúa ngã rạp do mưa bão, nông dân lãi vẫn to

VÂN HI |

Dù bị ảnh hưởng bởi mưa bão, thế nhưng sau khi thu hoạch vụ lúa Hè thu 2024 nông dân Hậu Giang vẫn có lãi to nhờ giá lúa cao.

Mặt trận Tổ quốc tiếp tục sao kê thông tin người ủng hộ bão lũ

PHẠM ĐÔNG |

MTTQ Việt Nam sẽ tiếp tục sao kê đầy đủ thông tin của những tổ chức, cá nhân chuyển tiền ủng hộ để người dân tham gia theo dõi, giám sát.